Gò Vấp || Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện Kết luận 01-KL/TW
Kết quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã có tác động tích cực đến việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp Hội
STT | ĐƠN VỊ | MÔ HÌNH | NỘI DUNG |
---|---|---|---|
|
HỘI LHPN
QUẬN 7
|
Tập hợp hội viên phụ nữ, thành lập tổ Hội Phụ nữ trong các khu chung cư trên địa bàn quận |
Để thực hiện phương châm “Nơi nào có phụ nữ, nơi đó có hoạt động Hội”, sau một thời gian nghiên cứu, Hội đã xin ý kiến Quận ủy và phối hợp cùng cấp ủy địa phương tổ chức nhiều hoạt động thu hút hội viên trong các khu chung cư, phát huy tốt vai trò của tổ chức Hội trong việc tập hợp quần chúng, phụ nữ trong các khu chung cư như: + Tập hợp nhóm phụ nữ sinh hoạt theo sở thích tham gia vào các hoạt động như: đồng diễn áo dài, biểu diễn dưỡng sinh, đi bộ đồng hành, giao lưu văn hóa văn nghệ, từ thiện xã hội … Thành lập CLB “Ngân cao tiếng hát” với 10 thành viên, tập dợt tại quán café, ở nơi sinh hoạt cộng đồng chung cư, tập thể dục…, hỗ trợ văn nghệ phục vụ cho hội nghị . + Đặc biệt, phối hợp UBND, UB.MTTQ trong công tác vận động người nước ngoài tham gia các hoạt động của địa phương. Cụ thể: phối hợp tổ chức thành công ngày Hội Giao lưu văn hóa Việt – Hàn 03 năm liên tục (với những hoạt động giao lưu văn hóa ẩm thực, trang phục dân tộc, trao tặng 40 suất học bổng cho học sinh nghèo hiếu học tại địa phương, chia sẻ những trải nghiệm cuộc sống của người Hàn khi đến sống và làm việc tại Việt Nam…) đã thu hút hơn 1.000 lượt người (cả người Việt, người Hàn quốc và người dân các nước khác) đến tham gia; thành lập Câu lạc bộ Việt – Hàn, giao lưu văn hóa, văn nghệ, mở 02 lớp dạy tiếng Hàn miễn phí cho người Việt với 60 người tham dự, mở lớp dạy tiếng Anh giao tiếp miễn phí. Nhân dịp 8/3, 20/10 năm 2017, 2018 Hội LHPN Quận đã vận động người nước ngoài đến tham gia Hội thi Duyên dáng áo dài, Đồng diễn áo dài, hội thao…để quảng bá hình ảnh người Phụ nữ Việt Nam trong chiếc áo dài truyền thống. Kết quả: hiện nay toàn quận có 34 tổ Hội Phụ nữ trực thuộc Chi Hội Phụ nữ tại địa bàn dân cư với 487 hội viên, trong quá trình hoạt động đã thu hút được 4.536 phụ nữ 18 tuổi trở lên (tăng 9,3 lần so với số hội viên) trong các khu chung cư tham gia. Để đạt được kết quả như vậy, các chị kiên trì với mục tiêu ban đầu là thu hút hội viên phụ nữ với phương châm “Nơi nào có phụ nữ nơi đó có hoạt động Hội”, với sự hướng dẫn của Quận Hội, các chị có những mỗi giải pháp khác nhau để xây dựng lực lượng nòng cốt phù hợp với địa phương. Điểm mới nổi bật là xây dựng, huy động được lực lượng nòng cốt tại các khu chung cư; có sự phân công cụ thể các dì, chị thực hiện; kết nối, tổ chức các hoạt động của Hội cho người nước ngoài. |
|
HỘI LHPN PHƯỜNG TRƯỜNG THẠNH, QUẬN 9 | “Mượn đất bỏ hoang để phát triển kinh tế” |
Ý tưởng mô hình “Mượn đất bỏ hoang để phát triển kinh tế” đã được hình thành và triển khai thực hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao; được Đảng, chính quyền địa phương ghi nhận là mô hình kinh tế không chỉ giúp hội viên phụ nữ thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng mà còn là mô hình cải tạo đất, hạn chế dịch bệnh, chống ô nhiễm môi trường, phòng chống tệ nạn. Hội đã tham mưu cho Đảng ủy, UBND phường về ý tưởng mượn đất để trồng sen, bước đầu thực hiện từ hộ gia đình Chị Phạm Thị Quí, địa chỉ 367/1 tổ 7 khu phố Tam Đa, phường Trường Thạnh. UBND phường đã hỗ trợ, giới thiệu cho Hội và hộ Chị Quí gặp chủ đất để liên hệ mượn đất và được sự đồng ý của chủ đất cho mượn với thời hạn 15 năm mà không phải trả tiền thuê đất, chủ yếu là giữ hộ đất cho chủ đất. Với ý chí tự lực, kiên trì chịu khó kết hợp với sự hỗ trợ từ phía Hội, chủ đất, chị và gia đình đã mạnh dạn đầu tư. Thông qua Hội Nông dân phường, Hội giới thiệu gia đình chị tham quan học tập các mô hình trồng sen tại Đồng Tháp; hỗ trợ vay vốn với số tiền 50 triệu đồng từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư, gia đình chị bước đầu thực hiện mô hình trồng sen lấy ngó, bông, búp sen để bán. Khi thấy sen nở rộ, Hội tiếp tục định hướng cho chị xây dựng cảnh trí phục vụ cho nhu cầu chụp ảnh của du khách và phối hợp tổ chức các dịch vụ du lịch sinh thái nhà vườn. Hội tiếp tục giới thiệu về Hội LHPN Quận 9, Phòng Kinh tế quận hỗ trợ gia đình chị vay thêm nguồn vốn để đầu tư phát triển mô hình với số tiền 100 triệu đồng. Qua 04 năm thực hiện mô hình mượn đất trồng sen kết hợp với du lịch sinh thái, gia đình chị đã thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng, bình quân thu nhập của gia đình chị từ 25-30 triệu đồng/01 tháng, đồng thời tạo việc làm cho hơn 10 lao động với số tiền từ 200-250.000đ/01 ngày vào các ngày thứ 7, chủ nhật. Lợi nhuận có được chị tiếp tục đầu tư vào việc cải thiện ao sen và trồng thêm hoa thạch thảo, đổi mới, thu hút khách du lịch tham quan và chụp ảnh. Mô hình “Mượn đất bỏ hoang để phát triển kinh tế” còn được hội viên phụ nữ các phường lân cận học tập, làm theo. Với ý tưởng “Mượn đất bỏ hoang để phát triển kinh tế” là một trong những nội dung đổi mới về nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế mà tập thể Ban Chấp hành Hội LHPN phường đã mạnh dạn đề ra và triển khai thực hiện mang lại hiệu quả cao góp phần hỗ trợ địa phương trong công tác giảm nghèo tăng hộ khá. Hội tiếp tục nhân rộng mô hình ngày càng có nhiều gương phụ nữ điển hình làm kinh tế giỏi góp phần cùng địa phương xây dựng thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình. |
|
HỘI LHPN QUẬN BÌNH THẠNH | "Hẻm xanh - Khu phố thêm xanh" |
Phát huy hiệu quả thực hiện phong trào “Mỗi hội viên phụ nữ trồng 1 cây xanh, mỗi tổ chức cơ sở Hội tạo 1 mảng xanh”, Hội LHPN Quận chủ động nâng chất, tổ chức phát động Hội LHPN 20/20 phường thực hiện mô hình “Hẻm xanh – khu phố thêm xanh”; nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí để đánh giá hiệu quả việc thực hiện mô hình. Đầu tháng 3 năm 2017, Hội LHPN Quận đã chỉ đạo Hội LHPN 20 phường tổ chức khảo sát, kết quả có 241 hẻm có đủ điều kiện để thực hiện mô hình. Trên cơ sở kết quả khảo sát, Hội LHPN quận tổ chức lễ phát động, triển khai thí điểm tại hẻm 54 Lê Quang Định, Tổ Phụ nữ 24, Phường 14, vận động các cửa hàng bán cây kiểng tài trợ cây xanh, phân bón và đất trồng. Tổ chức cho các hộ dân trực tiếp ra đăng ký cam kết trồng và chăm sóc cây. Đến hết tháng 6/2017, 20/20 phường đã tổ chức lễ phát động tuyên truyền vận động được 4.028 hội viên phụ nữ tham gia trồng cây xanh, cây kiểng treo tường trước nhà hoặc trong nhà mình sinh sống và tạo 25 hẻm xanh với tổng chiều dài khoảng hơn 2.636m2. Với các hoạt động thực tế như “Mỗi ngày 15 phút vì cộng đồng”, quét dọn lá cây trong hẻm, chăm sóc và tưới cây, tổng vệ sinh vào thứ 7 - Chủ nhật hàng tuần, thu gom rác thải, khơi thông cống, rãnh, vận động chủ hộ chỉnh trang mặt tiền nhà, trồng các loại cây xanh trong nhà, tổ chức chuyên đề, hội thi, phát hành tờ gấp, tài liệu tuyên truyền thường xuyên cho người dân, mô hình đã được các cấp Hội triển khai rộng rãi và nhận được sự đồng tình của 100% hộ dân tại 25 tuyến hẻm. Kết quả qua thẩm định của đoàn kiểm tra (gồm: Đại diện phòng QLĐT, phòng TNMT, Phòng VHTT (thường trực BCĐ TDĐKXDĐSVH/Q), PNQ), tính đến nay có 25/89 (đạt tỷ lệ 28.1%) hẻm được công nhận các đạt tiêu chí của “Hẻm xanh – Khu phố thêm xanh”. Mô hình đã vận động được 4.028/4028 (tỷ lệ 100%) cán bộ, hội viên phụ nữ và người dân trong tuyến hẻm đăng ký trồng thêm hơn 3.000 cây xanh, cây kiểng (trị giá khoảng 132.000.000đ), tạo 25 mảng xanh tại các chi, tổ Hội và phường, tiêu biểu như hẻm 201/60 Nguyễn Xí, P26, Hẻm 179 Đặng Thùy Trâm P13, Hẻm dãy P cư xá Phan Đăng Lưu, hẻm 64 Lê Quang Định, Hẻm phú mỹ tổ 9, P22,…vv. Trong quá trình thực hiện mô hình, định kỳ 6 tháng, người dân chủ động thay thế khoảng trên 500 cây xanh, cây kiểng sinh trưởng yếu, với số tiền đầu tư là 58.000.000đ/ năm. Mô hình đã phát huy được trách nhiệm, vai trò của cán bộ, hội viên phụ nữ và cộng đồng trong tham gia trồng cây xanh, cây kiểng tại nhà và tạo mảng xanh tại chi tổ Hội, góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. |
|
HỘI PHỤ NỮ PHÒNG CẢNH SÁT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - ĐƯỜNG SẮT |
“Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật tạo nếp sống văn hóa giao thông – Vì an toàn giao thông cho thế hệ tương lai” |
Mong muốn góp phần làm thay đổi nhận thức của các bậc làm cha mẹ về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông để bảo vệ bản thân và thể hệ tương lai của mình, hướng tới việc tạo lập ý thức chấp hành pháp luật khi tham giao giao thông của chính học sinh ngày từ việc đơn giản ban đầu là đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, Hội Phụ nữ Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (Phòng CSGT ĐB-ĐS) đã đăng ký công trình “Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật tạo nếp sống văn hóa giao thông – Vì an toàn giao thông cho thế hệ tương lai” Để công trình đạt hiệu quả, có sức lan tỏa trên toàn địa bàn thành phố, Hội Phụ nữ phòng tập hợp hơn 20 hội viên có kỹ năng tuyên truyền để thực hiện công trình này; phối hợp các đơn vị trao tặng 2050 mũ bảo hiểm xe máy và 300 mũ bảo hiểm trẻ em dành cho xe đạp tại các khu vực như đường Trần Hưng Đạo; Quốc lộ 13; Quốc lộ 22; Quốc lộ 50, huyện Cần giờ, huyện Bình Chánh; phát tặng hơn 10.000 phiếu giảm giá khi mua mũ bảo hiểm (mức giảm tới 100.000đ). Về công tác tuyên truyền, Hội Phụ nữ Phòng phối hợp với đội TT, ĐTGQTNGT & XLVP GT ĐB-ĐS, Quận Đoàn hướng dẫn các em học sinh nhận biết ý nghĩa, nội dung biển báo giao thông ... qua thực hành, thảo luận nhóm, phân loại các hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ; phối hợp với Quận Đoàn, công ty Honda xây dựng các mô hình hướng dẫn tập lái xe đạp đảm bảo an toàn và đúng luật); phối hợp cùng Cục CSGT, Sở Giáo dục đào tạo và Tập đoàn báo Mainichi Nhật Bản tổ chức tuyên truyền về văn hóa tham gia giao thông, an toàn giao thông bằng hình ảnh chú mèo máy Doraemon cho các em học sinh tiểu học, kết hợp phát những phần quà kỷ niệm gồm huy hiệu và sổ tay hướng dẫn ATGT. Đặc biệt đã phối hợp trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn truyền cho 50 sinh viên người nước ngoài đang theo học tại trường. Hội Phụ nữ Phòng PC08 đã tham mưu BCH Phòng phối hợp với Báo Khăn quàng đỏ thực hiện chương trình “Hành trình cùng bạn đến trường an toàn” cho 45 trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn thành phố (Trong đó, hội viên phụ nữ trực tiếp tham gia thực hiện hơn 12 trường) |
|
CÂU LẠC BỘ NỮ NGHỆ SĨ TPHCM | “Lớp dân ca, hát ru, nhạc cách mạng xuống phố” | Câu lạc bộ Nữ nghệ sĩ TP. HCM là một trong những mô hình tập hợp giới nữ của Hội LHPN Thành phố với mục đích hoạt động nhằm tạo cơ hội giao tiếp có tính chất giới giữa các nữ nghệ sĩ với tổ chức Hội LHPN Việt Nam, góp phần cùng Hội LHPN TP. HCM tạo điều kiện để các nữ nghệ sĩ tổ chức giao lưu, biểu diễn phục vụ công chúng và tham gia các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ, thông qua các hình thức: tuyên truyền, quảng bá, sáng tác, biểu diễn, kết hợp vận động tổ chức các hoạt động an sinh xã hội hướng đến cộng đồng, đặc biệt là mô hình truyền dạy lớp dân ca và ca khúc cách mạng. Năm 2015, Ban Thường vụ Hội LHPN TP. HCM chấp thuận tổ chức khoá học đầu tiên với 13 học viên đăng kí tham gia. Các chị đã truyền dạy hát được gần 30 làn điệu dân ca, hát ru ba miền và lồng ghép dạy hát các ca khúc truyền thống cách mạng, kỹ năng thanh nhạc và sân khấu. Ngoài việc tập hát các làn điệu dân ca vùng miền, các bài luyện giọng, cách phát âm sao cho tròn vành rõ chữ ..các học viên còn được hướng dẫn kỹ năng làm chủ sân khấu và tự tin trước đám đông... Trong mỗi khoá học các học viên được đi biểu diễn thực hành sân khấu lớn, được các Nghệ sĩ tập luyện, dàn dựng tiết mục để biểu diễn báo cáo cuối khoá; các học viên đạt yêu cầu được Cấp giấy chứng nhận của CLB NNS TP… dần dần thu hút các học viên tới tham gia ngày một đông hơn, thu hút và lan toả tới mọi đối tượng yêu thích ca hát. Trong thời gian tới, CLB tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa các hoạt động mà CLB đã làm được trong thời gian qua, tăng cường công tác tuyên truyền hệ thông lớp học như: Tuyên truyền trên hệ thống Báo Phụ nữ Thành phố và trang thông tin điện tử của Hội LHPNTP; hệ thống Báo Đảng, Thanh niên...để thông báo thường xuyên, rộng khắp hơn nữa tới các cấp Hội Phụ nữ về "Lớp dân ca - Nhạc Cách mạng", đồng thời tạo cơ hội cho chị em có thêm nhiều những kỹ năng hoạt động, phục vụ tốt cho phong trào Phụ nữ ở cơ sở và cho cộng đồng. CLB còn Phối hợp với Hội âm nhạc Thành phố HCM tổ chức định kỳ hàng quý chương trình “Nhạc Cách mạng xuống phố”, mang âm nhạc đến gần hơn với cuộc sống của người dân lao động tận mỗi góc phố, phường, vùng sâu, vùng xa... Các hoạt động này không chỉ mang ý nghĩa tuyên truyền mà thực sự đã góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị đích thực của dòng âm nhạc truyền thống cách mạng... Bên cạnh việc tuyên truyền thông qua các ca khúc cách mạng, CLB còn thực hiện phong trào “Uống nước nhớ nguồn” duy trì hàng năm vào dịp kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ (27/7) thông qua các hoạt động cụ thể như...vận động xây dựng, sửa chữa chống dột cho các hộ gia đình thương binh, liệt sĩ; tặng nhiều phần quà, lương thực, tiền mặt chăm lo cho các gia đình chính sách, phụ nữ nghèo tại các các quận vùng xa trên địa bàn thành phố với tổng số tiền, quà tặng hiện vật trị giá hàng trăm triệu đồng. |
STT | HỌ VÀ TÊN | CHỨC VỤ - ĐƠN VỊ | NỘI DUNG |
---|---|---|---|
|
TÔ THỊ MỸ LINH | Chủ tịch Hội LHPN phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1 | Vai trò Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường, bản thân không ngừng nghiên cứu những giải pháp hiệu quả nhằm hỗ trợ các chị em phụ nữ yếu thế. Nhiều năm liên tục chị hỗ trợ trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ là con em của đối tượng mãn hạn tù, hồi gia chưa có khai sinh được làm khai sinh, giúp đỡ đưa trẻ vào các cơ sở mái ấm để được chăm sóc tốt, an toàn và học hành thành đạt. Trải qua hơn 15 năm, chị đã hỗ trợ 82 trẻ em được làm giấy khai sinh, được đi học; cảm hóa giáo dục 14 thanh thiếu niên chưa ngoan; hỗ trợ giúp đỡ 17 trường hợp phụ nữ chậm tiến; quản lý, giúp đỡ 12 phụ nữ hồi gia, mãn hạn tù; giới thiệu 85 chị có việc làm ổn định với thu nhập từ 3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng; hỗ trợ 133 thanh thiếu niên học nghề miễn phí như: sửa xe máy, nấu ăn, làm móng, làm bánh, nghiệp vụ nhà hàng, bếp trưởng nhà hàng, pha chế, trang điểm… Liên tục từ năm 2016 - 2019, chị đề xuất thành lập các mô hình như “Nhóm dịch vụ gia đình”, “Lắng nghe – Chia sẻ - Trách nhiệm”, “Kết nối – Yêu thương – Nghĩa tình”. Thông qua các mô hình, chị tiếp cận, lắng nghe các chị em phụ nữ chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng, giới thiệu 62 trường hợp phụ nữ làm giúp việc nhà bán thời gian, tạp vụ; 23 trường hợp con em đối tượng tội phạm không có giấy khai sinh, được đi học miễn phí tại trường Ánh Sáng quận 3; 12 trẻ 4– 5 tuổi được học nhà trẻ miễn phí tại Hội Bảo trợ trẻ em thiệt thòi; 09 trẻ do cha mẹ trốn nợ không có điều kiện nuôi dưỡng vào Mái ấm Bình Minh quận 4, Mái ấm Tre Xanh của Hội Bảo trợ trẻ em Thành phố; tặng 135 thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ 10 trường hợp viện phí cho chị em phụ nữ, tặng 06 chiếc xe lăn cho phụ nữ yếu thế với tổng kinh phí 117.000.000đ, vận động tặng 20 máy laptop cho học sinh – sinh viên nghèo, 15 xe đạp Martin, 125 nón bảo hiểm, 45 góc học tập cho học sinh tiểu học… Nhằm hỗ trợ cho các chị em buôn bán lấn chiếm vỉa hè chấp hành chủ trương của Thành phố về việc chỉnh trang đô thị, chị đã vận động các doanh nghiệp, khách sạn hỗ trợ việc làm cho chị em phụ nữ chuyển đổi ngành nghề. Đồng thời thành lập Tổ Dán gia công túi giấy gồm có 20 chị, Nhóm gia công lột, hành tỏi, thêu ruy ban gồm có 30 chị nhằm giúp chị em tăng thu nhập hàng ngày, ổn định cuộc sống, an tâm chuyển đổi ngành nghề. Với các mô hình trên đã giải quyết được nhu cầu chính đáng của chị em, hạn chế được các tệ nạn xã hội phát sinh nhất là tại khu dân cư lao động, trình độ thấp, không có việc làm, đồng thời góp phần cải thiện đời sống gia đình. * Khen thưởng: - Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố trao tặng bằng khen Gương điển hình tiên tiến giai đoạn 2015- 2018 của khối thi đua; - Quỹ giải thưởng tài năng nữ Việt Nam tặng giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2018 |
|
LÊ THỊ THÁI UYÊN | Thành viên Câu lạc bộ Đồng đẳng Hội LHPN Quận 4 |
Với vai trò là một thành viên Câu lạc bộ Đồng đẳng Quận 4, chị Uyên luôn phát huy tốt vai trò thành viên, tích cực đến các quán cà phê, tiệm tóc, mát – xa, đường phố, bệnh viện… để tiếp cận được với nhiều người có nguy cơ nhiễm HIV, hướng dẫn họ đi xét nghiệm HIV, vận động người đã nhiễm HIV kiên trì điều trị. Chị tiếp xúc với đối tượng bằng sự chân thành, đồng cảm, sẻ chia, sẵn sàng lắng nghe và trở thành chỗ dựa tinh thần cho đối tượng. Những đối tượng sau khi được chị Uyên hỗ trợ, đã tự nguyện tham gia nhóm giáo dục đồng đẳng, cùng chị đi và chia sẻ nhiều hơn với tư cách tấm gương vượt lên từ “vùng trũng”. Đến nay, chị Uyên đã có hơn 20 chị lực lượng nòng cốt (trong đó có cả đối tượng người chuyển giới nữ) tham gia làm công việc thiện nguyện như: hỗ trợ tư vấn HIV, BHYT, các vấn đề về bạo lực, kỹ năng chống xâm hại tình dục, xét nghiệm HIV, chuyển gửi hỗ trợ điều trị ARV, methadone, hỗ trợ tuân thủ điều trị, việc làm, học nghề,… theo nhu cầu của các chị. Chị cùng với các bạn nhóm thiện nguyện “Góp một bàn tay” đã hỗ trợ khẩn cấp cho các trường hợp bệnh nặng gồm chăm sóc, kết nối điều trị ARV và OIs, STIs và hỗ trợ chi phí cho những trường hợp khó khăn, đặc biệt là trẻ em. Cứ đến thứ 2 và thứ 5, chị cùng với nhóm thiện nguyện đến Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1, 2 gặp gỡ, chuyện trò cùng bệnh nhi và người nhà, tư vấn, hỗ trợ hơn 580 lượt trẻ. Tổ chức phát quà định kỳ cho 400 trẻ ở TP. Hồ Chí Minh thông qua chương trình Hạt Gạo Chia Đôi, Trăng Yêu Thương, Tiếp Bước Tới Trường. Trong thời gian qua, Uyên đã thông tin cho Hội LHPN Quận các trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn Quận đồng thời là cầu nối giúp Hội LHPN Quận tiếp cận các đối tượng, nắm được các tâm tư, nguyện vọng để từ đó Hội LHPN Quận có sự phối hợp với Uyên trong việc giáo dục, tư vấn kiến thức về an toàn tình dục, sức khỏe, giới tính… giúp họ có kiến thức trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như cách phòng chống, tránh lây lan trong cộng đồng. Dù biết cuộc chiến phòng chống HIV/AIDS vẫn còn nhiều khó khăn nhưng với những việc chị đã, đang làm và những ước mơ của các trẻ được chị giúp đỡ sẽ là động lực trong tương lai giúp chị Uyên viết cho riêng mình những câu chuyện đẹp về việc làm ý nghĩa cho cộng đồng và xã hội này. * Khen thưởng: Tuyên dương “Gương sáng phụ nữ” cấp Quận năm 2018. |
|
NGUYỄN BẠCH LIỄU | Tổ trưởng phụ nữ 68, Chủ nhiệm CLB Đồng cảnh Phường 1, Quận 5 Hội LHPN Quận 5 |
Cô là Ủy viên Ban Thường vụ Hội LHPN Phường 1, Chi hội trưởng chi Hội Phụ nữ khu phố 6, Chủ nhiệm CLB Phòng chống bạo lực gia đình, Chủ nhiệm CLB Đồng cảnh, Tổ trưởng tổ cán sự xã hội và hiện nay là Tổ trưởng tổ Hội 68. Cô thành lập Câu Lạc bộ Đồng cảnh phường 1 vào năm 2006 nhằm tập hợp gia đình có người thân đang cai nghiện và cũng là nơi đón nhận những người lầm lỡ, người tái hòa nhập cộng đồng trở về, đang thi hành án các trại giam, tất cả đều có hoàn cảnh giống nhau; là cầu nối với chính quyền, ban ngành đoàn thể để đề xuất, hỗ trợ, tháo gỡ giải quyết nhu cầu nguyện vọng của các thành viên, động viên hỗ trợ giúp cho họ hòa nhập cộng đồng; giới thiệu việc làm, giúp đỡ, thăm hỏi chăm lo cho các đối tượng hồi gia, gia đình thân nhân người đang cai nghiện, người đang thi hành án tại các trại giam. Cô kiên trì tiếp xúc các gia đình có người thân đang cai nghiện tại, đang thi hành án các trại giam. Hàng ngày, cô dành 02 tiếng để ra công viên, tiếp xúc trực tiếp và kiên trì vận động chị em hành nghề tiếp viên ở nhà hàng hoặc vãng lai đường phố. Nhờ cách nói chuyện gần gũi, thân thiết, những việc làm thiết thực mà các đối tượng đã tin tưởng, xin số điện thoại, địa chỉ nhà cô để được tư vấn chia sẻ. Bản thân cô Liễu luôn giúp đỡ từ người già đến trẻ nhỏ, động viên những người sau cai nghiện, thậm chí với những người mang trong mình căn bệnh thế kỷ HIV. Cô luôn đồng hành, giúp đỡ các chị bằng nhiều hình thức, đảm bảo sự hoàn lương của những người lầm lỗi, theo sát cuộc sống của họ ngay cả sau khi đã hòa nhập với cuộc sống. Ngoài ra, Cô còn phối hợp với Cảnh sát khu vực mời lên răn đe và đến tận nhà để tìm hiểu nguyên nhân cùng gia đình khuyên can, giáo dục con em có biểu hiện tiêu cực. Trong hơn 20 năm công tác xã hội, các em thanh thiếu nhi chưa ngoan đều được cô vận động gia đình đưa vào trường giáo dục đều nhận ra sai lầm và khi các em trở về địa phương đa số đều ngoan, được đi học, được cấp học bổng và sau này có gia đình, sống có ích cho xã hội. Là chủ nhiệm CLB, cô thường xuyên sáng tạo nội dung sinh hoạt của CLB mỗi quý đều khác nhau, duy trì việc nhắn nhủ thành viên có thân nhân đang ở trường trại phải nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, học tập tốt có như thế mới có thể về sớm với gia đình. Khi những người tái hòa nhập trở về cô đã giúp đỡ đưa đi khám bệnh, giới thiệu việc làm cho họ, tiếp thêm nghị lực và niềm tin vào cuộc sống cho họ. Mỗi dịp họp mặt, Lễ, Tết, cô đều vận động mạnh thường quân tặng quà cho các thành viên góp phần nào động viên tinh thần, giúp họ sống tốt dần phá vỡ sự kỳ thị của mọi người xung quanh đối với các gia đình có thân nhân lâm vào tệ nạn xã hội. Hiện nay, dù sức khỏe không tốt, nhưng cái tâm, cái nhiệt huyết, tình yêu thương giữa người với người, tình cảm gắn bó với công việc và hơn hết là sự tiến bộ, sự thay đổi và sự trưởng thành của các bé, các em, các đối tượng đã được cô giúp đỡ đã thôi thúc cô tiếp tục tham gia phong trào, tham gia công tác, tiếp tục tìm đến những trường hợp có thể họ đang cần đến cô. * Khen thưởng: +Bằng khen của Trung ương về thành tích xuất sắc trong 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01/BCA - TW Hội LHPN Việt Nam về quản lý giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội. + Bằng khen của Ủy ban nhân dân TP.HCM về tổ chức thực hiện cuộc vận động Toàn dân ĐKXD ĐSVH Khu dân cư nhiều năm liên tục từ năm 2009 – 2013. + Bằng khen của Ủy ban nhân dân TP.HCM về thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống HIV/AIDS 20 năm liên tục từ năm 1990 đến năm 2010; và bằng khen của Ủy ban MTTQVN TP.HCM về vận động nhân dân học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh |
|
NGUYỄN THỊ NGỌC LINH | Chủ tịch Hội LHPN Phường 13, Quận 6 | Với vai trò là chủ tịch Hội LHPN phường 13 quận 6, chị nhận thấy được thế mạnh của địa phương là phong trào văn hóa văn nghệ, nhưng chưa có một sân chơi phù hợp. Qua những chia sẻ tâm tư của các chị phụ nữ, nữ thanh và nhận thấy việc nâng chất các hoạt động tuyên truyền cũng như công tác tập hợp phụ nữ có thể thực hiện thông qua một số mô hình theo sở thích văn hóa văn nghệ, vừa phù hợp sở thích, sở trường, thời gian, điều kiện tham gia, cũng như vừa có khả năng tạo việc làm, tăng thu nhập cho các chị em phụ nữ, chị đã khởi xướng thành lập và duy trì, nuôi dưỡng mô hình đội văn nghệ xung kích, tuyên truyền các ca khúc truyền thống và biểu diễn tiểu phẩm tuyên truyền về những quy định của pháp luật nhà nước, bảo vệ môi trường… .Qua đó tạo sân chơi lành mạnh, thu hút sự tham gia của phụ nữ, đặc biệt là lực lượng nữ thanh, góp phần vào việc thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Từ năm 2012, câu lạc bộ được thành lập với 6 thành viên ban đầu và lên đến con số 22 thành viên sau 3 tháng hoạt động. Tính đến năm 2019, câu lạc bộ được chia làm 3 bộ phận với 109 thành viên, trong đó bao gồm 19 thành viên nhóm múa, 42 thành viên nhóm hát, 18 thành viên nhóm kịch, 30 thành viên nhóm đờn ca tài tử do chị phụ trách chính trong việc định hướng, chọn lựa nội dung và biên đạo, dàn dựng, tổ chức biểu diễn, phục vụ. Trong hơn 7 năm qua, câu lạc bộ đã tham gia biểu diễn, phục vụ văn nghệ cho các hội thi, hội nghị, các sự kiện, hoạt động phong trào tại địa phương, tại nhà hàng Nam Bộ (Âu Cơ), nhà hàng Hoàng Long (Lê Duẩn), Nhà hàng Kỳ Hòa (Q10)…Ngoài ra câu lạc bộ còn hợp đồng biểu diễn văn nghệ trong các sự kiện cho một số đối tác nhằm tạo thêm nguồn thu nhập cho các thành viên trong câu lạc bộ như các sự kiện, chương trình của quận, đài truyền hình thành phố yêu cầu. Qua các đợt hoạt động biểu diễn, các thành viên nòng cốt của câu lạc bộ có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống, tạo được ấn tượng về hình ảnh của phụ nữ, đồng thời đã kết tập được 232 bạn được kết nạp trở thành hội viên Hội LHPN, trong đó có 5 bạn được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại câu lạc bộ, nhiều chị em đã được hỗ trợ kịp thời trong cuộc sống khi gặp khó khăn. Đặc biệt, hoạt động của nhóm kịch đã mang lại sự động viên về tinh thần và sự hòa nhập mạnh mẽ với cộng đồng cho các anh chị thuộc đối tượng tái hòa nhập cộng đồng. Với việc thành lập câu lạc bộ, công tác tập hợp và thu hút hội viên, phụ nữ đã gặp nhiều thuận lợi và góp phần nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động Hội tại địa phương, tỷ lệ tập hợp hội viên được tăng dần theo mỗi năm, xây dựng được lực lượng nòng cốt, lực lượng nòng cốt chính trị, góp phần cùng địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương. |
|
Bác sĩ NGÔ THỊ ÁNH ĐÔNG |
Hội LHPN quận Bình Thạnh |
Với 40 năm công tác trong ngành y, hơn 22 năm gắn bó trong công việc tư vấn, khám bệnh, chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS đến nay đã nghỉ hưu nhưng Bác sĩ vẫn gắn bó với công tác xã hội, vận dụng chuyên môn Y tế của mình, hết lòng chăm sóc những đứa trẻ mô côi, bệnh tật. Mọi người thường gọi là người bà - người mẹ thứ hai của nhiều gia đình bệnh nhân. Với lòng đam mê và tâm huyết trong nghề, sự tận tụy của cô đã khơi dậy trong mỗi bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS khát vọng sống và quyết tâm vượt qua nỗi ám ảnh bệnh tật của những số phận mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo. Năm 2003, thành lập CLB mang tên Niềm tin gồm các dì, các chị, các mẹ là người nhiễm và thân nhân người nhiễm sinh hoạt để giúp họ hiểu rõ về căn bệnh và làm giảm lây lan HIV, giảm kỳ thị trong cộng đồng với người nhiễm HIV. Đến năm 2005, phối hợp với Hội LHPN quận Bình Thạnh ra mắt mô hình CLB Đồng cảm (đây là mô hình CLB Đồng cảm đầu tiên của thành phố Hồ Chí Minh). Cô bắt tay cùng các chị ở Hội LHPN quận và xung phong làm Chủ nhiệm CLB Đồng cảm quận; phối hợp với Hội Phụ nữ quận tổ chức nhiều hoạt động phong phú như: tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS thông qua hình thức tiểu phẩm, tổ chức thi đố vui, giao lưu, thi hát karaoke; chăm lo hỗ trợ xã hội kết hợp quan tâm tổ chức các hoạt động vui chơi cho con của thành viên CLB như: vui hè, Tết Trung thu 1/6, đón giáng sinh, hỗ trợ tập vở - học bổng,… nhằm động viên kịp thời và giúp cho chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình được nâng cao. Cô luôn quan tâm, gần gũi, chia sẻ và tư vấn cho các đối tượng nhiễm HIV về cách ăn uống, uống thuốc, thể dục để giữ gìn sức khỏe, mang thai và chăm sóc con cái khi bị nhiễm… Luôn lắng nghe, tìm hiểu và nắm bắt hoàn cảnh khó khăn của các thành viên trong câu lạc bộ, hỗ trợ kịp thời khi họ cần sự giúp đỡ. Cùng với những hoạt động đa dạng của Câu lạc bộ Đồng cảm quận Bình Thạnh, số thành viên tham gia Câu lạc bộ luôn ổn định và ngày càng tăng thêm thành viên mới. CLB cũng đẩy mạnh tuyên truyền trong cộng đồng xã hội, giảm kỳ thị với người nhiễm và gia đình của người nhiễm HIV. Hàng năm, cô cùng với Hội LHPN Bình Thạnh vận động mạnh thường quân[1] tổ chức tạo sân chơi cho người nhiễm HIV và gia đình có người nhiễm tham gia sinh hoạt, tại đây nhiều người đã vượt qua mặc cảm. Ngoài ra, cô còn là Trưởng ban điều hành mạng lưới chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV tại TP. HCM (trực thuộc Hội phòng, chống HIV/AIDS TPHCM). Ngoài công tác chuyên môn, cô trực tiếp đi vận động chi phí cấp cứu đột xuất và học bổng cho con em người bệnh học đại học do Quỹ Odon Vallet (thuộc Tổ chức khoa học gặp gỡ Việt Nam của Pháp) tài trợ. * Khen thưởng: Nhiều Giấy khen của ngành Y tế. - Giấy khen của Ban Tuyên giáo Thành ủy Tp.HCM số 103-QĐ/BTGTU (17/5/2017) đã có thành tích Thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (2016-2017). - Nhiều Bằng khen của UBND Thành phố Hồ Chí Minh và UBND quận Bình Thạnh Thạnh trao tặng thành tích trong hoạt động chăm sóc điều trị HIV/AIDS. - Được tuyên dương “Những tấm gương thầm lặng mà cao cả” trong phong trào thi đua yêu nước của Thành phố năm 2014, 2016. |
|
NGUYỄN MINH HOÀNG | Chủ nhiệm CLB Nữ Chủ nhà trọ KP10, phường Tân Tạo, quận Bình Tân | Chị tích cực hưởng ứng chủ trương an sinh xã hội, tích cực đăng ký thực hiện không tăng giá cho thuê phòng trọ, thu tiền điện nước đúng quy định; tích cực vận động chị em nữ chủ nhà trọ trong khu phố đăng ký thực hiện không tăng giá phòng, thu tiền điện nước đúng quy định đối với công nhân, người lao động có thu nhập thấp, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Không những vậy, chị còn thường xuyên giúp đỡ công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn như: hướng dẫn hồ sơ cho con em công nhân đi học; thăm, động viên, tặng quà cho công nhân vào dịp cuối năm và chăm lo cho công nhân không có điều kiện về quê ăn tết; vận động người đang thuê trọ luôn cảnh giác trước những thủ đoạn, phương thức hoạt động của các loại tội phạm và các tệ nạn xã hội,... Năm 2007, Chị tham gia Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ Nữ chủ nhà trọ khu phố 10. Với uy tín của bản thân, chị đã chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm cho các chị, dần dần các chị nữ chủ nhà trọ tin tưởng và tích cực tham gia câu lạc bộ, hiện nay câu lạc bộ có 14 thành viên tham gia, thường xuyên trao đổi các vấn đề như: đăng ký tạm trú, đăng ký định mức điện, nước, tình hình an ninh trật tự, nhất là việc chăm lo cho công nhân, lao động, hỗ trợ thực hiện tốt ưu đãi để chia sẻ và đồng hành cùng với những người công nhân, thường xuyên giúp đỡ khi có hoàn cảnh khó khăn. Hàng năm, bình quân câu lạc bộ chăm lo và tặng quà cho hơn 700 công nhân, lao động nhân dịp tết Nguyên Đán. Vào năm 2013, chị vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng. Chị luôn tuyên truyền đến người dân, tổ dân phố cùng tham gia hưởng ứng các phong trào của Hội. Chị luôn đi đầu đóng góp cho các cuộc vận động quỹ “Vì người nghèo”, quỹ “Xóa đói giảm nghèo”, tặng học bổng cho con em gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong khu phố và là mạnh thường quân trong các hoạt động do quận, phường, khu phố phát động. Chị mong muốn có điều kiện để được đóng góp thật nhiều cho xã hội. Những năm qua, chị luôn gương mẫu đi đầu trong phong trào học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. * Khen thưởng: + Bằng khen của UBND thành phố tặng vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác Dân vận khéo năm 2012; bằng khen của Hội LHPN thành phố vì có thành tích tham gia công tác tập hợp và xây dựng lực lượng nòng cốt trong nữ công nhân, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại nơi cư trú giai đoạn 2006 - 2011. + Giấy khen của UBND quận Bình Tân vì đã có thành tích tiêu biểu trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2015. |
|
LÊ THỊ THANH HUỆ | Chi hội trưởng Chi Hội Phụ nữ ấp Tân Điền, xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ |
Với kinh nghiệm sản xuất, bản thân được được tham gia các lớp tập huấn, chuyển đổi khoa học kỹ thuật, chị đã mạnh dạn đầu tư, ứng dụng mô hình “Xây dựng hầm chứa nước chạt” thích ứng với biến đổi khí hậu. Với mô hình vừa tiết kiệm thời gian cho kết tinh muối trên nền trải bạt mà hiệu quả, chất lượng muối cũng cao hơn. Chị tích cực tuyên truyền, vận động, tư vấn, hướng dẫn chị em phụ nữ ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất muối, nuôi trồng thủy sản, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản xuất, đến nay đã vận động trên 30 hộ gia đình tham gia mô hình “ Xây dựng hầm chứa nước chạt” thích ứng với biến đổi khí hậu; mô hình “ Phương pháp kết tinh muối trên nền bạt” thay thế phương pháp sản xuất muối truyền thống để tăng sản lượng và thu nhập. Bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động, bản thân chị tổ chức lồng ghép vào các buổi sinh hoạt chi, tổ hội, nhóm tín dụng- tiết kiệm, tổ “ Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, chị vận động các chị em gia đình đang sản xuất muối tham gia thực hiện. Có nhiều chị muốn thực hiện mô hình mà hoàn cảnh khó khăn về vốn hay chưa am hiểu về kỹ thuật, vận động các chị em tham gia tập huấn kỹ năng quản lý, sử dụng hợp lý các nguồn vốn vay, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế bền vững[2]. Ngoài ra, chị còn hỗ trợ vốn cho các hộ nghèo với hình thức bao tiêu chi phí ăn uống (gạo, đồ ăn, thức uống sinh hoạt hàng ngày) cho 15 hộ, khoản 10-15 triệu đồng / hộ / vụ mùa (6 tháng), đến khi bán được muối thì các hộ hoàn vốn lại; vận động hội viên phụ nữ và người thân trong gia đình tham gia thực hiện nguồn vốn tiết kiệm tại chi hội[3] với số tiền 158 triệu đồng. Bản thân chị luôn có mối quan hệ gần gũi, tạo mối đoàn kết gắn bó trong chi bộ, ban nhân dân ấp và hội viên; tham gia đầy đủ các cuộc tập huấn để nâng cao hiểu biết của mình, tham mưu, đề xuất cấp trên những vấn đề có liên quan đến đời sống, sinh hoạt của gia đình hội viên phụ nữ và nhân dân, tìm tòi học hỏi nâng cao hoạt động công tác Hội. * Khen thưởng: Kỷ niệm chương Vì sự phát triển Phụ nữ năm 2017 + Biểu trưng cá nhân điển hình tiên tiến giai đoạn ( 2007-2010) + Điển hình hoa việc thiện cấp Thành phố năm 2015,2018 + Bằng khen của Hội LHPN TP Hồ Chí Minh cán bộ hội cơ sở giỏi nhiệm kỳ ( 2011-2016) + Giấy khen của hội LHPN Thành phố Hồ Chí Minh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn ( 2011-2014) |
|
ĐOÀN LÊ HƯƠNG |
Chủ tịch Hội Phụ nữ Từ Thiện TPHCM |
Năm 2006, cô Đoàn Lê Hương nghỉ hưu và tham gia vào Hội Phụ nữ Từ Thiện Thành phố với chức vụ là Phó Chủ tịch Hội, hiện nay là Chủ tịch Hội Phụ nữ Từ thiện TP. HCM. Với tấm lòng nhân ái, nhiệt tình, trách nhiệm và sự nỗ lực phấn đấu cùng các thành viên trong Ban Chấp hành, chị em cán bộ chuyên trách và lực lượng Hội viên tích cực, cô đã đề ra kế hoạch, biện pháp thực hiện cụ thể để thực hiện nhiều chương trình an sinh xã hội như xây dựng cầu giao thông nông thôn, nhà tình thương cho các hộ phụ nữ nghèo vùng sâu, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em nghèo người dân tộc các tỉnh Tây Nguyên; vận động hỗ trợ xây dựng các chương trình thiết yếu của học sinh các trường Tiểu học Tây Nguyên như: xây dựng nhà lưu trú, nhà vệ sinh, phòng y tế, giếng khoan nước, sân chơi và tráng nền sân trường ….. Cô là linh hồn của các chương trình, các hoạt động của Hội. Cô đã đề ra ý tưởng và lấy ý kiến trong Ban Chấp hành xây dựng quy trình tài trợ chặt chẽ như: đi khảo sát thực tế; ký kết văn bản ghi nhớ và đề nghị địa phương thành lập Tổ giám sát thi công các hạng mục, công trình; nghiệm thu đảm bảo chất lượng công trình cần hoàn thành và tổ chức lễ khánh thành, với sự tham gia của ân nhân và bà con địa phương. Kết hợp với lễ khánh thành các công trình, Hội còn vận động các hội viên, doanh nghiệp trao hàng trăm suất quà cho học sinh nghèo. Bên cạnh đó, nhằm tạo niềm tin nơi các mạnh thường quân, cô luôn giữ gìn sự trong sáng, minh bạch và đúng quy định pháp luật trong công tác quản lý tài chính dự án, nguồn thu ủng hộ đã được trao tận tay người thụ hưởng; đảm bảo công tác tổ chức thực hiện các hoạt động xã hội từ thiện ngày càng chuyên nghiệp, việc xây dựng cầu giao thông, nhà tình thương phải đảm bảo tốt chất lượng công trình … Nhờ đó, uy tín của Hội ngày càng được nâng cao, tạo thuận lợi cho các hoạt động thiện nguyện của Hội. Kết quả năm 2017 và 2018 cô đã vận động được 5 tỷ 629.149.000 đồng, thực hiện 07 công trình an sinh xã hội. |
|
CAO THỊ HỒNG TƯƠI | Chủ tịch Hội Phụ nữ Công an TPHCM |
Với vai trò là người đứng đầu tổ chức Hội Phụ nữ CATP, chị nhận thức trách nhiệm của mình làm thế nào để phong trào phụ nữ thật sự hiệu quả, vừa đảm bảo chức năng nhiệm vụ, vừa lan tỏa và đóng góp xây dựng phong trào chung của phụ nữ thành phố. Vì thế, chị luôn trăn trở và không ngừng nỗ lực, cố gắng, học hỏi kinh nghiệm, chịu khó nghiên cứu, cầu thị, tích cực, chủ động, sáng tạo thực hiện chức trách của mình, đã cùng với Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Hội Phụ nữ cATP tham mưu Đảng ủy CATP lãnh đạo công tác phụ nữ CATP, đồng thời chỉ đạo, tổ chức mọi hoạt động của Hội Phụ nữ CATP đạt được những thành tích nổi bật, phù hợp với đặc điểm, tình hình của lực lượng CATP trong 5 năm qua, tạo được những dấu ấn đặc biệt trong phong trào Hội, như: - Chủ động, trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện các công trình, phần việc của phụ nữ CATP gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của lực lượng CATP đạt hiệu quả, thiết thực phục vụ nhân dân, trong đó đặc biệt là 02 công trình “Cấp thẻ căn cước công dân cho người có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn Thành phố” và “Tuyên truyền phòng, chống tội phạm lừa đảo qua mạng cho phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh”. - Chị đã cùng Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tổ chức nhiều hoạt động từ thiện, xã hội, vì cộng đồng trên địa bàn thành phố và khắp các tỉnh mang tính nhân văn, ý nghĩa thiết thực với tổng kinh phí gần 12 tỷ đồng, điển hình: Vận động và tổ chức 03 chương trình “Thắp sáng yêu thương” tại bệnh viện Nguyễn Trãi khám, mổ mắt miễn phí, tặng quà cho 500 bệnh nhân nghèo ở TP.HCM và các tỉnh lân cận; tổ chức 02 chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại huyện Đức Huệ (tỉnh Long An), huyện Chưprông (tỉnh Gia Lai), huyện Cưmgar (tỉnh Đaklak) xây nhà tình thương, hỗ trợ sinh kế, tặng quà, học bổng; tổ chức chương trình “Tổ quốc gọi tên mình” ủng hộ cán bộ chiến sĩ hải quân Vùng 5 và quần đảo Trường Sa; xây dựng 19 mái ấm tình thương, nhà tình nghĩa, nhà đồng đội và thực hiện công tác đền ơn, đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, chăm lo cho các gia đình chính sách, Mẹ Việt Nam Anh hùng.. - Trong thực hiện nhiệm vụ của Hội, chị luôn chủ động suy nghĩ những hướng đi mới, luôn tìm tòi, sáng tạo để hoạt động Hội vừa sôi nổi, vừa phù hợp với tính chất, đặc điểm của phụ nữ Công an, vừa đáp ứng được yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ, luôn tìm hướng củng cố và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động Hội sao cho phù hợp với đặc thù của CATP, xây dựng mối quan hệ đoàn kết gắn bó trong cán bộ, hội viên, luôn trăn trở làm sao để tổ chức Hội luôn là chỗ dựa, là niềm tin cho cán bộ, hội viên. |
|
NGUYỄN THỊ HẠNH | Chi hội trưởng Chi Hội Phụ nữ KP1, Chủ nhiệm CLB "Sáng tạo xanh” – Hội LHPN quận Tân Bình |
Với vai trò là Chi Hội trưởng chi Hội phụ nữ khu phố 1- Phường 12, quận Tân Bình, chị luôn phát huy thế mạnh của cá nhân, chủ động trong công tác, chuẩn bị chu đáo các kế hoạch để tham gia các phong trào thi đua do Hội phát động, gương mẫu, đi đầu trong các phong trào, hoạt động, tạo được sự tin yêu, tín nhiệm của Hội viên. Chị nghiên cứu, sáng tạo hoạt động mới trong công tác Chi Hội khu phố thông qua việc đề xuất với Hội LHPN phường thành lập Câu lạc bộ “Sáng tạo Xanh” của Chi Hội phụ nữ khu phố 1- Phường 12, nhằm tập hợp những ai yêu thích và muốn tham gia sinh hoạt để học cách tạo ra sản phẩm tái chế bằng giấy, bước đầu đã kết nạp được 12 hội viên. CLB do chị làm chủ nhiệm và là hướng dẫn chính cho các thành viên, và tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường; không chỉ thu hút phụ nữ trong khu phố, chị còn mở rộng thêm đến các đối tượng khác như phụ nữ Công giáo, các nữ trí thức, hưu trí, các giáo viên của Trung tâm dạy nghề... để giao tiếp và gián tiếp qua những phụ nữ này để giới thiệu về sản phẩm của mình. Từ khi ra mắt đến nay, CLB đã thu hút hơn 100 người quan tâm, liên hệ học cách tái chế giấy tạo sản phẩm, chị cũng đã hướng dẫn cho 4 lớp học viên về cách làm các sản phẩm, CLB đã tham gia tổ chức 3 buổi triển lãm sản phẩm giấy (tại UBND phường 12, tại Nhà văn hóa Lao động quận Tân Bình và tại Trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên quận Tân Bình). Qua triển lãm, Câu lạc bộ đã thu hút hơn 400 lượt người xem, với hàng trăm sản phẩm trưng bày mang tính sáng tạo, độc đáo, có tính thẩm mỹ cao được làm từ giấy, báo cũ do các thành viên của CLB, các hội viên, phụ nữ ở Khu phố 1 – Phường 12 và các học viên của các lớp học đã làm ra. Với hiệu ứng tích cực, lan tỏa truyền cảm hứng cho các đối tượng phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi, các sản phẩm tạo ra được mọi người khen ngợi và có thể mang lại thu nhập, chị được Hội LHPN quận Tân Bình, Ban Dân vận Quận ủy Tân Phú, Hội Khuyến học Phường 12 quận Tân Bình đề nghị mở lớp chuyên đề dạy tái chế giấy, báo cũ tạo thành sản phẩm hữu dụng, có ích. |
|
PHẠM THỊ HỒNG | Phó Tổng Giám đốc, Bí thư chi bộ, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Nệm Vạn Thành |
Là Chủ tịch Công đoàn Công ty có đông công nhân nữ (140 nữ/550 công nhân), chị luôn suy nghĩ, nghiên cứu nội dung, hình thức tổ chức hoạt động luôn được đổi mới, sát hợp với tình hình thực tế và thu hút đông đảo công nhân lao động tham gia, nhằm góp phần thúc đẩy công tác bình đẳng giới tại công ty thông qua việc tạo điều kiện hỗ trợ 15 lao động nữ tại công ty được đề bạt lên các vị trí quản lý và chủ chốt của công ty. Từ năm 2016 đến nay, chị đã hướng dẫn, kết nạp 03 đảng viên nữ vào chi bộ công ty. + Chủ động dành thời gian tìm hiểu các chuyên đề liên quan đến quyền lợi của đoàn viên và lao động nữ, từ đó tham mưu, đề xuất tổ chức tuyên truyền định kỳ 1 quý/lần, cho trên 400 lao động /năm. Riêng các đợt hoạt động cao điểm 8/3, 20/3, 28/6, 28/7 và 20/10 chủ động lồng ghép nhiều nội dung hoạt động khác như: hướng dẫn đăng ký phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” gắn với phong trào “Gia đình 5 không 3 sạch”, phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, tuyên truyền Luật Bình đẳng giới, Phòng, chống bạo lực gia đình,... góp phần bồi dưỡng, trang bị kiến thức pháp luật, nâng cao năng lực, trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ cho nữ công nhân lao động của công ty. + Tham mưu Ban Giám đốc thực hiện nhiều chính sách chăm lo cho nữ công nhân lao động: tổ chức khám phụ khoa và tầm soát ung thư cổ tử cung với kinh phí gần 60 triệu đồng/năm; tặng quà cho các đòan viên nữ nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, 20/10, thực hiện chế độ nghỉ 0,5 giờ/ngày, 03 ngày/kỳ cho lao động nữ đến kỳ nguyệt san. Phát động phong trào tập thể dục giữa giờ trong các phân xưởng. Tham mưu Ban Giám đốc chăm lo cho trên 80 lao động nữ với tổng kinh phí gần 1,2 tỷ đồng; thương lượng tăng tiền ăn giữa ca cho người lao động từ 20.000 đồng lên 28.000 đồng/suất. đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai và có con nhỏ, chị đề xuất hỗ trợ thêm 30.000 đồng/suất để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé, hỗ trợ tiền tã lót cho nữ công nhân có con nhỏ dưới 15 tháng tuổi là 200.000 đồng/tháng, với tổng kinh phí bình quân 100 triệu đồng/năm; quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ về thời gian, công việc cho các chị em có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được đổi ca, nghỉ phép những khi con bệnh hoặc đến thời gian tiêm chủng,... Điểm nổi bật trong hoạt động là năm 2019 chị đã thuyết phục được Ban Tổng Giám đốc hỗ trợ bố trí 01 phòng diện tích 60m2 trang bị đầy đủ đồ chơi, dụng cụ, sân chơi cho trẻ, với tổng kinh phí đầu tư 220 triệu đồng, tổ chức giữ trẻ cho từ 40 – 60 con công nhân lao động, sau khi hết giờ giữ trẻ ở trường cha mẹ phải tăng ca, đồng thời đề xuất Ban giám đốc tạo điều kiện, bố trí từ 01 đến 02 nữ công nhân giữ các cháu và được hưởng nguyên lương, giúp công nhân yên tâm sản xuất. * Khen thưởng: Bằng khen LĐLĐ TP năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018; Bằng khen Tổng Liên đoàn năm 2016; Bằng khen Sở công thương năm 2015; Giấy khen Thành ủy TP năm 2017; Bằng khen UBND TP năm 2018. |
|
PGS.TS TRƯƠNG THỊ HIỀN | Chủ tịch Hội Nữ trí thức TPHCM |
Cô là một trong 28 thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nữ trí thức Thành phố (tiền thân Hội Nữ trí thức Thành phố) do Ban Thường vụ Hội LHPN TP. Hồ Chí Minh ra quyết định thành lập ngày 04/3/2011). Cô đã cùng Ban Chủ nhiệm tổ chức các hoạt động nhằm phát huy năng lực, vai trò hội viên nữ trí thức trong hoạt động hỗ trợ, nâng cao kiến thức cho phụ nữ; góp phần củng cố, phát triển hội viên nữ trí thức trong tổ chức Hội; tạo điều kiện cho nữ trí thức làm tốt vai trò tham mưu, tư vấn giúp Hội LHPN TP hoạch định, đề xuất giải pháp chính sách góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, vì sự phát triển phụ nữ. Với những kết quả đạt được, cô đã chủ động xin thành lập Hội Nữ trí thức nhằm tập hợp sức mạnh đông đảo của nữ trí thức Thành phố trên nhiều lĩnh vực, đóng góp tài năng, trí tuệ, tạo hiệu quả hoạt động có ý nghĩa, đóng góp cho sự phát triển của Thành phố và được Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận. Với vai trò Chủ tịch Hội Nữ trí thức TP. Hồ Chí Minh, cô tổ chức các hoạt động nhằm phát huy năng lực chuyên môn của từng hội viên, như: - Xây dựng tổ chức Hội, phát triển hội viên, từng bước đạt kết quả tích cực. Thành lập nhóm Báo cáo viên và Trung tâm hỗ trợ phụ nữ phát triển nhằm phát huy năng lực chuyên môn của hội viên trong các hoạt động vì cộng đồng. - Khuyến khích hội viên tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học. Phối hợp tổ chức 8 cuộc hội thảo nhằm đề xuất kiến nghị các chủ trương chính sách pháp luật liên quan đến lao động nữ, bình đẳng giới. - Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng sống thông qua các hoạt động: chương trình sân khấu hóa “Như là huyền thoại”, chương trình “Đồng hành đi bộ gây quỹ vì sự nghiệp phát triển phụ nữ”, tổ chức báo cáo chuyên đề “Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động định hình cho chiến lược phát triển công nghệ cao của TP. HCM”, “Sức sống phụ nữ Việt Nam”, “Tìm lại thanh xuân”..; biên khảo, xuất bản 1000 quyển sách “Nguyễn Thị Lựu – Cuộc đời và sự nghiệp” làm tài liệu tuyên truyền cho các cấp Hội Phụ nữ TP. HCM, tỉnh Đồng Tháp (quê hương của bà Nguyễn Thị Lựu) và một số trường đại học; xây dựng Trang Thông tin điện tử tổng hợp nhằm cung cấp thông tin, tri thức, phát minh, nghiên cứu khoa học, bình đẳng giới... trong nước và thế giới cho hội viên. - Tổ chức nhiều hoạt động vì cộng đồng có ý nghĩa thiết thực, cụ thể: xây dựng quỹ học bổng “Vì nữ sinh viên vượt khó, học giỏi” từ năm 2015 đến nay đã trao học bổng cho 119 lượt nữ sinh với tổng trị giá 257 triệu đồng; phát động hội viên tham gia chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, tặng 58 xe đạp cho học sinh vượt khó, học giỏi tỉnh Gia Lai, trị giá 116 triệu đồng; vận động 5.240.000.000đ ủng hộ quỹ “Vì biển đảo quê hương, vì tuyến đầu tổ quốc”, quỹ “Vì người nghèo”, ủng hộ quỹ học bổng nữ học sinh nghèo hiếu học có nguy cơ bỏ học, xây tặng 02 căn nhà tình nghĩa, tặng quà cho các gia đình chính sách, tặng quà tết cho đồng bào nghèo, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, các nghệ sĩ neo đơn tại Trung tâm Dưỡng lão nghệ sĩ TP. HCM... Bên cạnh đó, cô còn tham gia nghiên cứu nhiều đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Thành phố; tham gia giảng dạy, tích cực đóng góp cho công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho thành phố và các tỉnh lân cận. * Khen thưởng: - Huân chương Lao động Hạng Nhất theo quyết định số 1330/QĐ-CTN ngày 30/8/2012 của Chủ tịch nước; - Huân chương Lao động Hạng Nhì theo quyết định số 1139/QĐ-CTN ngày 27/8/2008 của Chủ tịch nước; - Huân chương Lao động Hạng Ba theo quyết định số 82/2004/QĐ-CTN ngày 11/02/2004 của Chủ tịch nước; - Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc theo quyết định số 721/QĐ-Ttg ngày 07/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ; - Huy chương “Vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ” theo quyết định số 14-QĐ/ĐCT ngày 09/9/2003 của Đoàn Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam. |
|
ĐINH THỊ BẠCH MAI | Nguyên Chủ tịch Hội LHPN TPHCM |
Chị Đinh Thị Bạch Mai đã trực tiếp chỉ đạo thành công công tác tổ chức Đại hội Đại biểu Hội LHPN TP Hồ Chí Minh lần thứ IX nhiệm kỳ 2011-2016. Trong vai trò Chủ tịch Hội LHPN Thành phố chị đã nghiên cứu giới thiệu ý tưởng vận động triển khai thực hiện những công trình đã nêu trong Nghị quyết Đại hội, trong đó có công trình sau: + Công trình Nhà tưởng niệm Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng - Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Nguyễn Thị Rành; + Công trình “Vận động xây dựng thí điểm hai điểm giữ trẻ gia đình tại quận Bình Tân và quận Thủ Đức; tổ chức đào tạo và phát triển lực lượng nuôi giữ trẻ gia đình”; + Công trình đào tạo trực tuyến về kỹ năng công tác xã hội trong cán bộ Hội các cấp; kỹ năng tư vấn cho tuyên truyền viên cơ sở; kỹ năng thực hiện cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” cho cán bộ, hội viên phụ nữ”. * Đối với công trình Nhà tưởng niệm Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng - Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Nguyễn Thị Rành. Chị đã chỉ đạo tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện, báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy và đã đón nhận được sự đồng thuận cao của lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh, Đảng bộ huyện Củ Chi. Công trình được khánh thành ngày 31/01/2013. Sau khi công trình hoàn thành, đã có hơn 8000 lượt cán bộ, hội viên, phụ nữ đến thắp hương tưởng niệm. * Đối với Công trình “Vận động xây dựng thí điểm hai điểm giữ trẻ gia đình tại quận Bình Tân và quận Thủ Đức; tổ chức đào tạo và phát triển lực lượng nuôi giữ trẻ gia đình”, Triển khai thực hiện thành công công trình thí điểm tại 2 địa bàn khu phố 4 - phường Tân Tạo - quận Bình Tân và khu phố 3 - phường Linh Trung - quận Thủ Đức, triển khai, nhân rộng đến các Quận 2, 7, 9, Gò Vấp, Bình Thạnh, Bình Tân, góp phần thực hiện hiệu quả Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt” giai đoạn 2010 - 2015. Với hiệu quả đạt được từ công trình và căn cứ nhu cầu cần thiết của công nhân, cô đề xuất thực hiện Đề án: “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020” (Đề án 404) với mục tiêu hỗ trợ việc kiện toàn, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục tại khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm góp phần hỗ trợ nữ công nhân có con dưới 36 tháng tuổi được giữ ở nơi an toàn. * Đối với công trình “Tổ chức chương trình đào tạo trực tuyến về: kỹ năng công tác xã hội cho cán bộ Hội các cấp; kỹ năng tư vấn cho tuyên truyền viên cơ sở; kỹ năng thực hiện cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” cho cán bộ, hội viên phụ nữ”. Cô đã đề xuất với Thường trực Thành ủy, Ủy ban nhân dânThành phố. Kết quả, Hội LHPN TP được lãnh đạo Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt chủ trương thực hiện chương trình đào tạo trực tuyến nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội các cấp với tổng kinh phí 3,5 tỷ đồng, chính thức khai trương vào tháng 01 năm 2015. Nhằm góp phần thực hiện tốt sự chỉ đạo của Đảng về công tác cán bộ nữ, bản thân chị đã đề xuất một số sáng kiến, tham mưu cho Thành ủy một số nội dung liên quan đến công tác cán bộ nữ, cụ thể: Triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2020. Với vai trò là Bí thư Đảng đoàn, chị cùng với các thành viên Đảng đoàn Hội LHPN TP đã tham mưu, đề xuất với Thường trực Thành ủy danh sách 30 cán bộ nữ, có 8 chị được tham gia quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy và Ban vì sự tiến bộ Phụ nữ và Bình Đẳng giới Thành phố: tổ chức hội nghị tập huấn chuyên đề trong công tác cán bộ nữ và tổ chức họp mặt, giao lưu, chia sẽ kinh nghiệm về phát huy vai trò cán bộ nữ trong cán bộ nữ quy hoạch diện Thành ủy quản lý. Song song đó, với mục tiêu tăng cường năng lực hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ, chăm lo đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ trên địa bàn thành phố, chị đã tham mưu Ban vì sự tiến bộ Phụ nữ và Bình Đẳng giới Thành phố chỉ đạo các ngành, các cấp thường xuyên phối hợp tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như: chỉ đạo tổ chức tập huấn các chuyên đề về giới, lồng ghép giới, tập huấn về công tác nữ… cho thành viên Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Thành phố, các Sở - Ban - Ngành, quận - huyện, phường - xã - thị trấn, đảm bảo 100% lãnh đạo cũng như cán bộ hoạt động trong lĩnh vực bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ trên địa bàn thành phố được huấn luyện và nâng cao kỹ năng hoạt động. |
với
Bạn chưa có tài khoản? Tạo tài khoản
Đã đăng ký tài khoản? Đăng nhập
Bình bầu cho chị Phạm Thị Hồng, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Nệm Vạn Thành