Chi tiết tin

Tài liệu tuyên truyền: KỶ NIỆM 50 NĂM TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN MẬU THÂN 1968

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN
Kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968
 
    Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là một chủ trương chiến lược đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta, có ý nghĩa lịch sử to lớn, mở ra cục diện mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta.
  1. TÌNH THỂ MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIỀN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC VÀ CHỦ TRƯƠNG CHIỂN LƯỢC CỦA ĐẢNG TA
  1. Tình thế mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
    Sau 10 năm (từ năm 1954 đến năm 1964), Mỹ thế chân Pháp nhảy vào miền Nam Việt Nam và sau bổn năm (từ năm 1961 đến năm 1964) tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, mặc dù đã bỏ ra nhiều tiền của và công sức, thi hành nhiều thủ đoạn và biện pháp, nhưng phía Mỹ vẫn không dập tắt được phong trào cách mạng miền Nam. Từ năm 1964 đến đầu năm 1965, cuộc đấu tranh cách mạng của đồng bào, chiến sĩ ở miền Nam phát triển nhanh chóng, thu được những thắng lợi ngày càng to lớn, khiến cho chiến lược "Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ bị thất bại nghiêm trọng. Trước tình hình ấy, đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ", 0 ạt đưa quân Mỹ và chư hầu vào miền Nam; đồng thời, mở rộng hoạt động không quân và hải quân, ném bom bắn phá miền Bắc để gây áp lực hòng làm giảm sự chi viện về sức người, sức của từ hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam.
    Trên miền Bắc, cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ từng bước được mở rộng về quy mô, gia tăng về cường độ và gắn bó chặt chẽ với nhịp độ chiến tranh trên bộ ở miền Nam.
Đối với hai nước láng giềng của Việt Nam, Mỹ đẩy mạnh "Chiến tranh đặc biệt" ờ Lào; sử dụng sức ép quân sự và ngoại giao hòng buộc chính phủ Vương quốc Campuchia từ bỏ thái độ trung lập.
Trên trường quốc tế, Mỹ triệt để lợi dụng mâu thuẫn của phe xã hội chủ nghĩa và sự bất đồng trong phong trào Cộng sản quốc tế để cô lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam), đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, ở trong nước Mỹ, chính quyền Mỹ thi hành các biện pháp nhằm bưng bít tin tức, che giấu các hoạt động chiến tranh của Mỹ trên chiến trường.
Từ thực tiễn chống Mỹ, cún nước trên khắp hai miền Nam. Bắc; trên cơ sở phân tích toàn bộ tình hình trong nước và thế giới có liên quan, Hội nghị Ban Chấp hành Trang ương Đảng lần thứ 12, khóa III (tháng 12 năm 1965) hạ quyết tâm chiến lược: "Động viên lực lượng của cả nước, kiên quyêt đánh bại cuộc chiên tranh xâm lược cua đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào"; xác định phương châm chiến lược chung: "Trên cơ sở đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính cần tranh thủ thời cơ, giành thăng lợi qu}’êt định trong một thời gian tương đôi ngắn trên chiên trường miền Nam”.
Bằng sức mạnh của chính nghĩa, quân và dân miền Nam đã làm thât bại hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967 của Mỹ - ngụy. Hai gọng kìm "tìm diệt" và "bình định" bị bẻ gãy. Mục tiêu mà Mỹ đề ra chẳng những không thực hiện được mà còn chịu tổn thất nặng cả về sinh lực và phương tiện chiến tranh, làm cho thế trận của địch nao núng, tinh thần quân địch sút kém, hàng ngũ địch thêm mâu thuẫn. Trong lúc đó, chúng ta vẫn giữ vữne quyền chủ động chiến lược trên chiến trường miền Nam, vùng giải phóng được củng cố.
Chiến công của quân và dân ta trên cả hai miền Nam, Bắc, cùng với khí thế phong trào đấu tranh của quần chúng dâng cao đã làm xuất hiện tình thế mới trên chiến trường có lợi cho ta.
  1. Chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968
Tháng 5 và tháng 6 năm 1967, Bộ Chính trị họp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá tình hình mọi mặt và xem xét dự thảo kế hoạch chiến lược Đông Xuân 1967 - 1968, đưa ra chủ trương: trên cơ sở phương châm đánh lâu dài, đẩy mạnh nỗ lực chủ quan đến mức cao nhất để giành thắng lợi quyết định trong một thời gian tương đối ngắn.
Tháng 10 năm 1967, Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương họp mở rộng và quyết định chuyển hướng tiến công chiến lược vào các đô thị trên toàn miền Nam.
Tháng 12 năm 1967, Bộ Chính trị họp phiên đặc biệt, chính thức thông qua Ke hoạch chiến lược năm 1968 và nhiệm vụ của quân và dân ta, chủ trương chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của Nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới.
Tháng 1 năm 1968, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ươrm Đảng lân thứ 14 (khoá III) sau khi phân tích tình hình đã nhận định: địch thất bại một bước rất cơ bản trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đang lúng túng, bị động về chiến lược, chiên thuật, do đó, ta phải tranh thủ thời cơ "chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của Nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới - thời kỳ tiến công và nổi dậy, giành thăng lợi quyết định", tạo ra bước ngoặt lớn của cuộc chiến tranh. Đe thực hiện quyết tâm chiến lược đó, nhiệm vụ cấp bách của ta trong thời kỳ mới là động viên, tạo sự nồ lực cao nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên bước phát triển cao nhất bằng phương pháp tông công kích và tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định.
  1. TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN MẬU THÂN 1968
  1. Tình hình
    1. Về phía địch: Sau thất bại nặng nề trong chiến dịch mùa khô 1966 – 1967
Tổng thống Mỹ Giôn-xơn liều lĩnh quyết định đưa thêm 10 vạn quân chiên đấu Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Đầu năm 1968, số quân chiến đấu của Mỹ ở miền Nam đã vượt quá nửa triệu tên chưa kể sự yếm trợ của trên 20 vạn quân Mv có mặt ở Thái Lan, Phi-líp-pin, Nhật Bản, Guam, Hạm đội 7, cùng với gần 60 vạn quân Ngụy Sài Gòn, gần 7 vạn quân các nước đồng minh của Mỹ.
  1. Về phía ta: Để thực hiện quyết tâm của Trung ương Đảng, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương, các chiến trường ở miền Nam gấp rút bắt tay chuẩn bị cho cuộc Tổng công kích - tổng khởi nghĩa; chuân bị chiến trường, lực lượng, xây dựng phương án tác chiến và phương án phát động quần chúng nổi dậy, bảo đảm hậu cần tiếp tế, thông tin liên lạc; chuẩn bị cơ sở giấu ém lực lượng và bàn đạp xuất phát tiến công ở vùng ven và trong các đô thị trên toàn miền Nam.
2. Diễn biến:
2.1. Đợt 1:
Trước sức tiến công và công tác nghi binh của ta, tất cả các lực lượng chủ lực của địch từ chuẩn bị phản công để giành quyền chủ động chiến trường phải quay về phòng ngự bị động chống đỡ. Lực lượng địch bị căng kéo, kế hoạch quân sự và thế bố trí lực lượng trên chiến trường bị đảo lộn, tạo ra sơ hở trong thê phòne ngự bị động của địch để ta triệt để khoét sâu.
Để tiếp tục nghi binh, căng kéo lực lượng của địch, đẩy chúng tiếp tục bị động về chiến lược, ta và Lào mở chiến dịch Nậm Bạc ở Thượng Lào, chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh, nhàm đánh lạc hướng, thu hút quân cơ động của Mỹ, vây hãm, giam chân, tiêu hao lực lượng và sinh lực địch tạo thế cho các chiến trường khác tiến công và nổi dậy.
Các hoạt động nghi binh, đặc biệt chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh đã làm cho Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ tại miền Nam và giới lãnh đạo Oa-sinh-tơn bị lạc hướng. Trong khi họ dồn toàn trí và lực lượng ra hướng Đường 9 - Khe Sanh và nhận định đây là chiến trường chính, thì cuộc Tổng tiến công và nôi dậy bất ngờ diễn ra ở một loạt đô thị trên toàn miền Nam.
Đúng 0 giờ ngày 29 tháng 1 năm 1968 (giao thừa theo lịch miền Bắc) quân ta tiến công dịch tại sân bay Nha Trang (Khánh Hòa).
Từ 0 giờ 30 phút đến 1 giờ 15 phút ngày 30 tháng 1 năm 1968 (đêm giao thừa Tết Mậu Thân theo lịch miền Nam) ta đồng loạt tiến công vào thị trấn Tân Cảnh, thị xã Kon Tum (Kon Tum), thị xã Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), thị xã Plây Cu (Gia Lai), thành phố Qui Nhơn (Bình Định), thành phố Đà Nằng, thị xã Hội An... Như vậy, cả dải đất miền Trung đã nổ súne tiến công.
Đêm 29 rạng ngày 30 tháng 1 năm 1968 (tức đêm giao thừa Tết Mậu Thân theo lịch miền Nam, ngày mùng một Tet theo lịch miền Bắc), cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tiếp tục diễn ra ở khắp các tỉnh và thành phố, thị xã, thị trấn trên toàn miền Nam. Bộ binh, đặc công, pháo binh, biệt động ta đánh mạnh, đánh trúng các mục tiêu trọng yếu của địch ở Sài Gòn - Gia Định, Huế, Quảng Trị, Dà Nằng. Tam Kỳ, Quảng Ngăi, Phan Thiết, Phan Rang, Đà Lạt, Tây Ninh, Bến Tre, Kiến Tường. Định Tường, Gò Công, Biên Hoà, Mỹ Tho, cần Thơ, Trà Vinh, Châu Đốc, Vĩnh Long, Cà Mau, Sóc Trăng, Rạch Giá, Kiên Giang, Tuyên Đức...
M ặt trận Sài Gòn - Gia Định, là trọng điểm lớn nhất của cuộc Tổng tiến công và nối dậy xuân Mậu Thân 1968, bởi vì đây là trung tâm đầu não chỉ đạo toàn bộ bộ máy điều hành chiến tranh của Mỹ - ngụy tại miền Nam Việt Nam.
- Để bảo vệ Sài Gòn - Gia Định, Mỹ - ngụy đã tổ chức một hệ thống phòng thủ vững chắc nhiều tầng, nhiều lóp với nhiều loại lực lượng tham gia.
- Ngay từ phút đầu nổ súng, biệt động ta đã đồng loạt đánh vào các mục tiêu quy định: Dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hoà, Bộ Tư lệnh Hải quân, sân bav Tân Sơn Nhất, Đài Phát thanh, toà Đại sứ Mỹ.
+ Dinh Độc Lập: Đội Biệt động số 5 gồm 15 chiến sĩ do Đồne chí Tô Hoài Thanh chỉ huy tấn công vào cổng Dinh phía đường Nguyễn Du, diệt bọn lính gác, nhưng trước sự chống trả quyết liệt của bọn lính bảo vệ Dinh với hoả lực rất mạnh, quân ta không vào được bên trong. Địch điều xe thiết giáp đến ứng cứu, quân ta phải rút lui. Trận này phía ta có 8 chiến sĩ hy sinh và 7 chiến sĩ bị địch bắt.
+ Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hoà: Quân ta đánh vào cống số 4, chiếm Trường Sinh ngữ quân đội và kho đạn, chặn viện binh địch đến cứu nguy cho các căn cứ ở Gò vấp.
+ Bộ Tư lệnh Hải quân: Hợp đồng chặt chẽ với lực lượng nội tuyến, cụm biệt động 345 với 18 chiến sĩ đã nổ súng tiêu diệt bọn lính gác, dùng bộc phá đánh các công sự án ngữ rồi thọc sâu vào bên trong diệt địch, gây cho chúng nhiều thiệt hại. Địch đưa quân phản kích, vây đánh. Quân ta đánh nhau quyết liệt suốt 3 giờ liền và đến 5 giờ sáng ngày 31 tháng 01 năm 1968 mới rời khỏi trận địa.
+ Sân bay Tân Sơn Nhất: Quân ta dùng súng cối 82 bẳn vào sân bay, nhanh chóng chiếm lĩnh hai tiền đồn phía Bắc. vượt qua nhiều lớp hàng rào dây kẽm gai dày đặc, xâm nhập vào bãi đậu máy bay. Địch cho một đoàn xe tăng và cả tiểu đoàn dù đến phản kích, quân ta bình tĩnh chiến đẩu diệt một số địch, bắn cháy 7 xe tăng và sau một ngày chiến đấu đã di chuvển về Hóc Môn.
+ Đài phát thanh: Đêm 31 tháng 12 năm 1968, 12 chiến sĩ đơn vị biệt động tham gia tấn công, ngay loạt súng đầu tiên ta đã diệt được trung đội bảo vệ, nhanh chóng xông vào bên trong. Địch đưa quân đến phản kích, bị quân ta chặn đánh suốt 3 giờ liền. Đen 7 giờ sáng, quân ta dùng bộc phá hủv một số máy móc và kết thúc trận đánh.
+ Tòa Đại sứ Mỹ: Đội Biệt động số 11 gồm 17 đồng chí mới được tập hợp do Đồng chí Ngô Thành Vân (Ba Đen) chỉ huy nổ súng diệt 2 tên lính Mỹ gác cổng, dùng thuốc nổ phá một mảng tướng, tiến vào bên trong Toà Đại sứ. 20 phút sau bọn Mỹ đến ứng cứu bị quân ta chặn lại ở eửa chính. Đen gần sáng, 1 trung đội lính Mỹ mới vào được bên trong. Ta và địch quần nhau quyết liệt trong khuôn viên Tòa Đại sứ. Ta đánh chiếm tầng 1 rồi tiến lên tầng 2, tầng 3. Trước sức chiến đấu ngoan cường, dũng cảm của các chiến sĩ biệt động, bọn Mỹ buộc phải dùng trực thăng đố quân trên nóc nhà tiếp viện. Trận đánh kết thúc, 16 chiến sĩ anh dũns hy sinh, đồng chí đội trưởng bị thươns nặng và bị giặc bắt làm tù binh.
- Ở các mục tiêu khác:
+ Phối hợp với lực lượng biệt động tấn công vào các cơ quan đầu não của Mỹ ngụy, lực lượng chủ lực, địa phương quân tự vệ trong nội thành đã tập kích bót cảnh sát, trụ sở ngụy quyền, diệt trừ ác ôn và chiếm lĩnh các địa bàn ở các quận 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, Bình Hòa, Thạnh Mỹ Tây... Nhiều trận đánh đã diễn ra ở Bàn Cờ, Vườn Chuối, đường Nguyễn Thông, chùa Ân Quang, đường Lê Văn Duyệt, đường Minh Mạng, hãng dệt Vi-na-tex-cô, trường đua Phú Thọ, chợ Thiêc, cư xá Lữ Gia, Phú Thọ Hòa, đường Minh Phụng, đường Phú Định, Ben Chương Dương, cầu Kinh, cầu Sơn, Tân Cảng, Hàng Xanh, Bình Triệu... Đáng chú ý là ta tiêu diệt bót Kiều Công Mười, đánh sập cầu Kinh, phá hủy một số pháo 105 ly ở Ngã ba Cây Thị, Ngã năm Bình Hòa, Trường Nữ quân nhân, diệt 05 xe thiết giáp và hàng trăm tên địch ở Bình Triệu, Phú Cường.
+ Vùng nông thôn ngoại thành, bộ đội địa phương và du kích tân công các chi khu quân sự Củ Chi, Trảng Bàng, bức rút các đồn bốt Mỹ Khánh, Phước Hưng, Phú Hòa Đông, bao vây đánh Mỹ ở khu vực Cây Điệp, xóm Bưng, Mỹ Chánh, đánh phá các khu vực Trung An, Bình Mỹ, Tân Thạnh Tây, làm chủ các trục lộ giao thông. Đặc biệt, lực lượng chủ lực của ta đã tiêu diệt hơn 90 xe cơ giới ở Đức Hòa, 2 tiểu đoàn íhủy quân lục chiến ngụy ở Thủ Đức, câu Bình Lợi. diệt 2 tiểu đoàn Mỹ ở Tân Nhựt, Quới Xuân, đánh thiệt hại nặng 1 đơn vị thuộc sư đoàn bộ binh Mỹ ở gần thị trấn Hóc Môn.
+ Vùng nông thôn ngoại thành, bộ đội địa phương và du kích tân công các chi khu quân sự Củ Chi, Trảng Bàng, bức rút các đồn bốt Mỹ Khánh, Phước Hưng, Phú Hòa Đông.
Tại các tỉnh Nam Bộ: Các mũi tiến công về quân sự kết hợp với nôi dậy của nhân dân đã phá rã phần lớn bộ máy kềm kẹp của địch ở nông thôn. Ớ 5 thị xã Mỹ Tho, Bến Tre, An Giang, Trà Vinh, Cà Mau quân ta vây hãm địch, làm chủ các địa phương này nhiều ngày. Các thị xã Kiên Tường, Kiến Phong, Vĩnh Long, cần Thơ, Bạc Liêu, Kiên Giang... chiếm được một số mục tiêu, trụ lại đánh phản kích gây tổn thất nặng cho địch. Các thị xã, thị trấn khác, ta cũng đánh địch quyết liệt từ nửa đêm đến sáng và sau đó rút về căn cứ.
Tại mặt trận Trị Thiên: lực lượng ta tiến công Nhà đèn, Ty Cảnh sát, Toà tỉnh trưởng, trụ sở cơ quan bình định và trụ sở Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (MACV), Tri Bưu, Thành cổ, La Vang, điểm cao 49. Nhân dân Triệu Phong, Hải Lăng, Ben Đá rầm rộ nổi dậy cùng bộ đội địa phương bao vây địch ở trons; các quận lỵ cầu Nhùng, Bến Đá làm chủ đoạn quốc lộ 1 từ Diên Sanh đến Mỹ Chánh; đánh chiếm quận lỵ Phú Lộc, cắt đứt quốc lộ 1 đoạn từ Đà Nằng ra Huế, phá sập Cầu Hai, cầu Nước Ngọt, giải.phóng khu vực xung yếu ven biển và phía nam cầu Hai, khu vực Truồi.
Tại mặt trận Huế, lúc 22 giờ 33 phút, ngày 31 tháng 01 năm 1968, tiếng súng tấn công bắt đầu vang lên khắp thành phố; sau 4 ngày chiến đấu liên tục, quân và dân ta đánh chiếm hầu hết các mục tiêu quan trọne như: Dinh Tỉnh trưởng, đôn cảnh sát, đài Phát thanh, khách sạn Thuận Hóa, Hương Giang (hang ổ của Mỹ), sân bay Phú B ài...
- Tích cực hỗ trợ cho lực lượng vũ trang, đông đảo nhân dân Huế đã nối dậy, dẫn đường cho bộ đội, đào hầm, dựng chiến lũy, tiếp tế, chăm sóc thương binh... và thành lập chính quyền cách mạng ở nhiều khu vực. Hàna ngàn thanh niên đã gia nhập các đội du kích, tự vệ, các đội công tác. Sau 25 ngày đêm chiến đấu và làm chủ thành phố Huế (từ ngày 31 tháng 01 đến ngày 24 tháng 02 năm 1968), quân và dân ta đã diệt, bắt sống, bức hàng và làm tan rã hàng chục ngàn tên địch, bắn rơi và phá hỏng nhiều máy bay, tàu chiến, xe quân sự, giải phóng 210.000 dân, 20 xã, 271 thôn, thành lập chính quyền ở 200 thôn.
Tại thành phố Đà Nẵng: Quân ta tấn công vào Sở Chỉ huy Quân đoàn 1 của quân ngụy, một số trận địa ở núi Non Nước, Phước Trường... bám trụ suốt một ngày, tiêu diệt nhiều lực lượng địch và đến ngày 31 tháng 01 năm 1968 thì rút ra.
Tại Quy Nhơn: Hai tiểu đoàn chủ lực tấn công đánh chiếm các vị trí quân sự ở ngoại ô thị xã và sau đó thọc sâu vào trung tâm thị xã, chiếm đài phát thanh cả ngày hôm sau. Địch kéo quân đến phản kích bị ta tiêu diệt một số tên.
Tại Tuy Hòa, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi: Quân giải phóng kết hợp với nhân dân chiếm được các thị xã và 40 thị trấn, diệt trừ nhiều quân ngụy, ác ôn. Quân ta bám trụ từ 1 đến 2 ngày, gây cho địch nhiều thiệt hại.
Tại Tây Nguyên: Quân ta bất ngờ tấn công địch ở Đẳc Tô, Tân Cảnh, Kon Tum; Pleiku, Buôn Ma Thuột làm cho Mỹ - ngụy hết sức hoang mang, bị động đối phó. Nhưng khi thấy lực lượng ta ít nên chúng phản kích quvết Hột. ta phải rút ra ngoài.
Tại Đưòng 9 - Khe Sanh: Ta tiếp tục vây chặt Khe Sanh, làm điêm nehi binh chiến lược, buộc Mỹ phải tăng cường phòng thủ, sợ ta tiêu diệt như trận Điện Biên Phủ trước đây, tạo điều kiện thuận lợi cho quân ta tấn công vào các đô thị. Mặt khác, ta tiến quân tiêu diệt cứ điểm Làng Vâv, Chi khu Hướng Hóa, vây hãm cứ điểm Tà Cơn.
Ngày 25 tháng 02 năm 1968, áợt 1 Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân trên toàn miền Nam kết thúc sau 26 ngày đêm chiến đấu ngoan cường
  1. Diễn biến đợt 2 và 3:
Tiếp theo đợt 1, chúng ta mở đợt tiến công mùa hè (đợt 2) từ tháng 5 năm 1968 đánh vào 30 thành phố, thị xã, quận lỵ, chi khu; 27 bộ tư lệnh từ quân đoàn đên trung đoàn; 40 sân bay; nhiều kho tàng và các trục đương giao thông thủy bộ của địch.
Phát huy khí thế tấn công, từ ngày 17 tháng 8 năm 1968, ta mở đợt tấn công lần thứ 3. Đợt này ta không đánh mục tiêu chiến lược trọng điểm như các đợt trước mà chủ yếu tấn công bằng pháo và đánh vào các căn cứ quân sự, chống phản kích. Quân ta đã đánh vào 27 thành phố, thị xã, 100 thị trấn, huyện lỵ, chi khu, 107 sân bay, 30 kho hậu cần lớn, 6 bộ tư lệnh sư đoàn Mỹ - ngụy.
Hai đợt tiến công lần thứ 2 và 3 bồi tiếp đòn nặng vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, gây cho chúng những tổn thất lớn về sinh lực và phương tiện chiến tranh. Đến ngày 30 tháng 9 năm 1968, ba đợt tổng tiến công đã kết thúc.
Trong cuộc Tống tiến công và noi dậy xuân Mậu Thân 1968, quân và dãn ta đã đánh vào 4 trong 6 thành pho lớn, 37 trong sổ 44 thị xã và hàng trăm thị trấn, quận lỵ, 4 bộ tư lệnh quân đoàn, 8 trong 11 bộ tư lệnh sư đoàn quân đội Sài Gòn, 2 bộ tư lệnh biệt khu, 2 bộ tư lệnh dã chiến Mỹ cùng nhiều bộ tư lệnh lữ đoàn, trung đoàn, chi khu và hàng trăm căn cứ quân sự địch bị tiên công đông loạt. Chúng ta tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn quân địch, trong đó có 4 vạn quân Mỹ, 600 ấp chiến lược, giải phóng thêm 100 xã với hơn 1,6 triệu dãn.
  1. Ý NGHĨA CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỐI DẬY XUÂN MẬU THÂN 1968
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là một sự kiện có ý nghĩa chiến lược, đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, tạo bước ngoặt quyết định cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta đi tới thắng lợi.
- Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 diễn ra khi nồ lực xâm lược của Mỹ ở Việt Nam lên tới đỉnh cao, khi lực lượng so sánh giữa ta và địch trên chiến trường nghiêng mạnh về phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Bằng cuộc tiến công và nổi dậy đồng loạt, táo bạo, dũng mãnh, nhầm vào đô thị trên toàn miền Nam, quân và dân ta đã đánh đòn quyết định vào ý chí xâm lược của đê quốc Mỹ, buộc chúng phải đơn phương “xuống thang chiến tranh”, khởi đâu cho một quá trình đi xuống về mặt chiến lược. Quá trình đó là không thê đảo ngược cho dù phải 5 năm sau Mỹ mới rút hết quân ra khỏi miền Nam và phải 7 năm sau chế độ Sài Gòn mới sụp đổ, nhưng về mặt chiến lược, Mỹ đã thua cuộc từ mùa xuân năm 1968.
- Sau một tháng, tướng Oétmolen, Tổng chỉ huy quân Mỹ ở miền Nam bị cách chức, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra từ chức. Ngày 31/3/1968, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn phải tuyên bố ba điểm: Đơn phương ngừns đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra; chấp nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Pari; không ra tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ hai... Đây là sự thừa nhận đâu tiên nhưng đầy đủ nhất về sự phá sản của chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ - chiến lược chiến tranh quan trọng nhất được Mỹ công phu chuân bị và đánh giá cao trong chiến lược toàn cầu "Phản ứng linh hoạt" của Mỹ trong thập niên 60 của thế kỷ XX. Đến tháng 5 năm 1968, Mỹ phải bắt đầu khởi động quá trình đàm phán với ta về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 dù chưa đạt được yêu cầu theo khả năng thứ nhất như dự kiến; và phải hy sinh to lớn nhưng quân và dân ta đã xoay chuyển được cục diện chiến tranh, tiếp tục đưa sự nghiệp kháng chiến tiến ỉên theo phương hướng chiến lược mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra trong Thư chúc Tết năm 1969; "Vỉ độc lập, vì tự do; đánh cho M ỹ cút, đánh cho ngụy nhào”
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 ta tiêu diệt, tiêu hao một lực lượng quan trọng quân địch, phá huỷ nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh, phá vỡ hệ thống phòng thủ đô thị của chúng trên quy mô toàn miền Nam, tạo một bước phát triến đột biến trong cục diện chiến tranh, thể hiện tập trung ở một số mặt sau đây:
+ Về mặt thế chiến lược: Thế chiến lược của địch đã bị đảo lộn và càng lún sâu vào phòng ngự bị động. Kế hoạch chiến lược "tìm diệt và bình định" năm 1968 chưa kịp triến khai đã phải vút bỏ; địch đã phải bị động chuyển một cách đột ngột sang chiến lược “quét và giữ”. Chiến lược này, ngay khi mới đưa ra đã bị đánh bại bước đầu, thế chiến lược của ta càng vững mạnh. Ta đã đưa chiến lược tiến công của chiến tranh cách mạng lên một bước mới, tạo ra thế tiến công, bao vây địch trên tất cả các chiến trường, nhất là trên mặt trận thành thị.
+ Về mặt lực lượng: Sự so sánh lực lượng địch - ta đã biến đổi một bước quan trọng có lợi cho ta. Lực lượng quân sự Mỹ - ngụy kể cả sinh lực và phương tiện chiến tranh đã bị tổn thất nặng nề, tinh thần chiến đấu của địch càng sa sút. Đặc biệt, hiệu lực chiến lược của quân Mỹ và quân ngụy trong thế chiến lược phòng ngự bị động càng giảm sút rõ rệt. Những mâu thuẫn, khó khăn và bế tắc của chúng về số quân, về chất lượng, về cách đánh càng gay gắt và trầm trọng.
+ Về mặt chính trị: Giới cầm quyền Mỳ đã mất tin tưởng ở chiến lược quân sự của chúng. Mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền Mỹ, giữa Mỹ và ngụy, trone nội bộ bọn tay sai Mỹ ở miền Nam trở nên rất gay gắt, hàng neũ của chúne phân hoá sâu sắc và rối loạn hơn bao giờ hết. Phong trào nhân dân MỸ phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam càng lên cao. Ngày 31/3/1968, Giôn-xơn đã phải thú nhận thất bại, thực hiện ném bom hạn chế miền Băc và rút lui việc ra ứng cử Tổng thống, đồng thời chúng phải cách chức tướng Oétmolen.
- Tổng tiến công và nổi dậv xuân Mậu Thân 1968 là một biểu tượng sáng ngời về ý chí và sức mạnh quật cường của quân và dân Việt Nam, là tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, tài mưu lược trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảne ta: nghệ thuật nắm hắt thời cơ để chủ động giáng dòn quyết định làm chuyển biến cục diện chiến tranh; nghệ thuật tiến công bằng cách đánh chiến lược mới, giành thế bất ngờ, đưa chiến tranh vào thành thị; là nehệ thuật tổ chức, bố trí và sử dụng lực lượng “lấy nhỏ đánh lớn ”, “lấy ít địch nhiều”, “lấy chất lượng cao thắng sổ lượng đông”, lấy trí tuệ của con người Việt Nam để chiến thắng vũ khí và trí tuệ của bộ máy điều hành chiến tranh của Mỹ.
50 năm đã trôi qua, nhưng ý nghĩa và bài học của cuộc Tổng tiến côns và nôi dậy xuân Mậu Thân 1968 vần còn vẹn nguyên ẹiá trị: Đó là khát vọng về độc lập, tự do và hòa bình cho Tổ quốc, là niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, là tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong hoạch định đường lối và chỉ đạo chiến lược, là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, là tinh thần đoàn kêt quôc tê cao cả.
Khẳng định sự lãnh đạo đúne đắn, sáng suốt của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự mưu trí, sáng tạo và tinh thần chiến đấu anh dũng, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của quân và dân ta. Khẳng định cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là sự kiện lịch sử trọng đại, biểu tượng chiến thắng của trí tuệ, bản lĩnh và ý chí quật cường của dân tộc, quân đội và Nhân dân cả nước ta, trực tiếp là trên chiến trường toàn miền Nam nói chung, của lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định, cán bộ, chiến sĩ biệt động Sài Gòn nói riêng; góp phần cổ vũ toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, năng động, sáng tạo, Đảng bộ và Nhân dân thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về ‘Tăng cường xây dụng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biển”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” gắn thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2017, tạo thế và lực đảm bảo kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững trong những năm tiếp theo, phấn đấu hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội giai đoạn 2015 – 2020 mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X đã đề ra gắn với thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020./.
BAN TUYÊN GIÁO THÀNH ỦY
Tài liệu đính kèm
Ý kiến bạn đọc

Viết sai chính tả nhiều

- 29/03/18 02:35

tai lieu dang tai ma viet sai chinh ta qua nhieu

le ngoc - 02/03/18 11:36
Tin liên quan