NỮ DOANH NHÂN TÂM HUYẾT VỚI PHỤ NỮ KHỞI NGHIỆP
Với vai trò UV.BCH Hội nữ Doanh nhân Thành phố (HAWEE), chị Châu Hồng Anh luôn tích cực trong tham gia tổ chức các hoạt động của HAWEE.
STT | TẬP THỂ & CÁ NHÂN |
TÊN MÔ HÌNH | TÓM TẮT THÀNH TÍCH | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
1. | HỘI LHPN PHƯỜNG CÁT LÁI, THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC | “Cải tạo điểm đen về rác thải thành mảng xanh cộng đồng, sân chơi thiếu nhi” | Trên địa bàn phường Cát Lái, thành phố Thủ Đức có dự án trường Trung học Phổ thông chất lượng cao Cát Lái với diện tích hơn 48.000 m2, đã bàn giao mặt bằng hơn 12.000 m2. Địa điểm này đã tồn tại một bãi rác lớn nhiều năm liền. Mặc dù phường đã thực hiện nhiều biện pháp vận động, dựng rào chắn nhưng vẫn không giảm thiểu được rác thải. Từ thực tế đó, Hội LHPN phường Cát Lái đã đề xuất ý tưởng, xây dựng kế hoạch và xin chủ trương của cấp ủy cải tạo, xóa điểm đen về rác thải tại khu vực đất dự án trường THPT chất lượng cao để chuyển hóa trồng mảng xanh.
![]() ![]()
|
||||||
2. | HỘI LHPN PHƯỜNG ĐAKAO, QUẬN 1 |
Khu phố xanh – Hướng tới tương lai | Hội Liên hiệp Phụ nữ phường ĐaKao đã lên ý tưởng, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để tìm ra cách giải quyết các vấn đề có liên quan đến bảo vệ môi trường sống; kết nối, phát triển và tập hợp hội viên tại cộng đồng khu dân cư cho hội viên, phụ nữ và người dân một cách linh động và phù hợp nhất. Từ đó, mô hình “Khu phố xanh – Hướng tới tương lai” được ra đời; tập trung vào 3 nhóm giải pháp chính, xuyên suốt và mang đậm dấu ấn, màu sắc riêng của Hội Phụ nữ. 1. Giải pháp xây dựng, duy trì, tạo mảng xanh kết hợp vẽ tranh tại khu dân cư theo mô hình “Mảng xanh – sạch ngõ” Hội đã chủ động kết nối, vận động kinh phí cho chi hội Phụ nữ Khu phố chủ động thực hiện; gợi ý các nội dung cụ thể cho Chi hội chủ động trao đổi bàn bạc, tham mưu với Cấp ủy chi bộ, khu phố để thực hiện; giao nhiệm vụ chi hội chủ động vận động người dân xung quanh khu vực chỉnh trang mảng tường cùng tham gia thực hiện. ![]()
Điểm mới trong cách làm là Hội đã tạo được sự kết nối giữa người dân tại chỗ với cấp ủy, ban điều hành khu phố và doanh nghiệp, mạnh thường quân; vận động kinh phí để thực hiện các giải pháp mang tính bền vững lâu dài như đèn chiếu sáng tự động bằng năng lượng mặt trời, hệ thống tưới tự động, các chất liệu sơn vẽ giúp chống thấm và giảm thiểu hư hỏng ở công trình,v.v..Công trình được đầu tư bài bản, mang tính mỹ quan cao nên tạo tâm lý phấn khởi cho người dân. Vận động người dân lắp đặt camera, cho đấu nối trực tiếp nguồn nước từ nhà để thực hiện việc tưới duy trì mảng xanh. 2. Giải pháp trong việc vận động người dân cùng tham gia cải tạo, tăng cường mảng xanh, sống xanh thông qua hội thi “Tháp rau sạch – nhà thêm xanh” Hội đã chủ động tìm kiếm nguồn tài trợ và liên kết thực hiện với tổ chức CHANGE (Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển) tổ chức cuộc thi trồng rau bằng tháp rau hữu cơ Eco “Tháp rau sạch – Nhà thêm xanh. Bên cạnh các giải thưởng có giá trị để thu hút đông đảo các hộ dân tham gia, mục đích của hoạt động cũng nhằm hướng người dân đến việc tự cung cấp thực phẩm sạch cho chính mình và ý thức bảo vệ môi trường thông qua quy trình tái tạo rác hữu cơ của tháp rau để sau cuộc thi này, thêm nhiều các tháp rau và vườn rau xanh sẽ được nhân rộng tại nhiều gia đình. Hội thi được chia thành 02 đợt, đợt 1 với 40 tháp được thực hiện ở cấp độ Phường; đợt 02 với 60 tháp rau được triển khai thực hiện ở cấp Quận. Một tháp rau có giá thị trường là 1.380.000 đồng. Ban đầu, đơn vị tài trợ chỉ hỗ trợ 50%, tuy nhiên, sau quá trình Hội trao đổi với mong muốn mô hình này được tiếp cận với các hộ gia đình khó khăn thì bên đối tác đã đồng ý hỗ trợ toàn bộ kinh phí là 138 triệu đồng, chưa kể các chi phí khác. ![]() ![]() Người dân được tập huấn Hướng dẫn phân loại và tái chế rác thải sinh hoạt; được tham gia gian hàng làm đồ tái chế và có thể tự tay mình thực hiện các sản phẩm tái chế rất thiết thực như đồ trang trí, kẹp tóc nhiều màu sắc; được tham quan khu Triển lãm Tái chế, nơi trưng bày sản phẩm từ rác tái chế và vải vụn; được giới thiệu, hướng dẫn sử dụng, ứng dụng VECA – ve chai công nghệ trên điện thoại thông minh; hoạt động “Đổi rác lấy quà” với những phần quà sống xanh cũng đã thu gom được mỗi đợt khoảng 200kg rác đã được phân loại... Tất cả các nội dung trên đều hoàn toàn miễn phí, rất ý nghĩa nên đã nhận được sự đồng tình cũng như tham gia nhiệt tình từ người dân tại các khu dân cư . |
||||||
3. | HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ QUẬN 4 | Điểm Giới thiệu sản phẩm của Phụ nữ khởi nghiệp |
Thực hiện Đề án 939 về “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”, Hội Liên hiệp phụ nữ Quận 4 đã huy động nhiều nguồn lực, linh động, sáng tạo trong hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp như tổ chức dạy nghề, tặng phương tiện, dụng cụ, vốn ban đầu đẩ các chị khởi nghiệp; tổ chức Ngày hội “Kết nối doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp”... Tuy nhiên, Quận Hội nhận thấy việc hỗ trợ tìm đầu ra, tiêu thụ các sản phẩm của phụ nữ khởi nghiệp là nhu cầu cần thiết, góp phần thực hiện hiệu quả Đề án 939, khích lệ tinh thần khởi nghiệp của hội viên, phụ nữ. Chính vì vậy, tháng 3 năm 2021, Hội Liên hiệp Phụ nữ quận 4 đã báo cáo Thường trực Quận ủy và thành lập “Điểm giới thiệu sản phẩm của Phụ nữ khởi nghiệp”.
![]() Trên cơ sở chấp thuận chủ trương của Thường vụ Quận ủy, Hội Liên hiệp Phụ nữ quận trao đổi với Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường 1 hỗ trợ địa điểm về thực hiện “Điểm giới thiệu sản phẩm của Phụ nữ khởi nghiệp” (viết tắt “Điểm giới thiệu sản phẩm”) tại Điểm sinh hoạt khu phố 2, Phường 1 (Địa chỉ 360C Bến Vân Đồn) đồng thời thống nhất với Ban Quản lý chương trình Vùng Quận 4 thuộc tổ chức Tầm nhìn thế giới (World Vision Việt Nam) về kinh phí, hạng mục và nội dung thực hiện Điểm giới thiệu sản phẩm theo kế hoạch số 51/KH-HPN ngày 8 tháng 6 năm 2021 của Ban Thường vụ Hội LHPN Quận 4.
![]() Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid – 19 kéo dài, đến tháng 10/2021 đơn vị thi công mới tiến hành sửa chữa, lắp đặt tủ, kệ, bảng hiệu, quạt, đèn... Điểm giới thiệu sản hoàn thành và bắt đầu hoạt động vào tháng 11/2021, trong giai đoạn này các thành viên của nhóm vừa hoàn thiện thêm các sản phẩm để trưng bày vừa giới thiệu Điểm trên các trang mạng xã hội cá nhân đồng thời nhận gia công các sản phẩm theo yêu cầu tổng giá trị thi công 100.000.000đ trong đó chương trình Vùng hỗ trợ 86.000.000đ và Hội LHPN Quận 4 đối ứng 12.000.000đ. Đến tháng 3/2022, “Điểm giới thiệu sản phẩm của phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh” chính thức được ra mắt.
![]() Đây là nơi trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm của hội viên, phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh; thành viên các nhóm sinh kế nghề; thành viên câu lạc bộ “Phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh”, câu lạc bộ “Nữ doanh nghiệp”; nữ chủ Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Quận.
![]() Từ ngày thành lập “Điểm giới thiệu sản phẩm của phụ nữ khởi nghiệp” giới thiệu các sản phẩm đan, móc len của nhóm sinh kế Hướng Dương (gồm 14 chị là hội viên, phụ nữ thuộc hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn) và các sản phẩm túi vải Docas, tranh giấy xoắn của nhóm phụ nữ khuyết tật Alice, phụ kiện thời trang trẻ em Sumi kisd shop, vật dụng trang trí văn phòng Thanh Hương shop. Hiện nay, Điểm giới thiệu thêm các sản phẩm của doanh nghiệp nữ: Công ty TNHH Hóa mỹ phẩm Đại Toàn Phát, Công ty TNHH thương mại Song Phương Đặc sản Việt, cơ sở nón lá Việt (Phường 9) với 52 danh mục và 164 sản phẩm được trưng bày.
Bên cạnh nhiệm vụ giới thiệu sản phẩm, nơi đây còn là nơi sinh hoạt của nhóm sinh kế nghề móc thủ công Hướng Dương, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm của các thành viên Câu lạc bộ “Nữ doanh nghiệp”, Câu lạc bộ “Phụ nữ khởi nghiệp” đồng thời cũng là nơi diễn ra các hoạt động dạy nghề, tập huấn các kỹ năng kinh doanh do Quận Hội và Hội LHPN phường tổ chức. Thông qua các hoạt động giới thiệu, quảng bá, bước đầu giúp cho các chị trong nhóm có thêm thu nhập từ 1.000.000đ–> 3.000.000đ/tháng, ổn định cuộc sống.
|
||||||
4. | HỘI LHPN PHƯỜNG 16, QUẬN 8 |
Mô hình “Trao yêu thương” |
Mô hình Trao yêu thương của Hội LHPN Phường 16, Quận 8 được hình thành ý tưởng từ năm 2017, xuất phát từ việc trên địa bàn có xảy ra vụ cháy một phần nhà trọ tại khu phố 1, hầu hết tài sản bị thui rụi hoàn toàn, những người ở trọ lâm vào cảnh khốn khó. Đảng ủy và chính quyền địa phương đã chỉ đạo huy động tất cả đoàn thể chính trị - xã hội phối hợp vận động mạnh thường quân và nhân dân trên địa bàn hỗ trợ các trường hợp trên trong đó có quần áo và các vật dụng cá nhân. Năm 2018, Hội LHPN Phường 16, Quận 8 là 01 trong 02 đơn vị đầu tiên được Hội LHPN Thành phố chỉ đạo thực hiện điểm mô hình “Trao yêu thương” (theo Hướng dẫn số 46/HD – HPN ngày 31 tháng 7 năm 2018 về thực hiện mô hình xã hội từ thiện).
- Giai đoạn 1: Bước đầu thực hiện gặp nhiều khó khăn trong công tác vận động mạnh thường quân, nhân dân cho, tặng đồ dùng vật dụng, trước mắt chỉ vận động cán bộ công chức tại đơn vị, lực lượng chi, tổ hội tham gia hỗ trợ đồ dùng, vật dụng, quần áo... đồng thời khống chế số lượng, mỗi người đến nhận tối đa 3 sản phẩm. Nhưng sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động và hiệu quả giúp được trên 500 lượt hộ gia đình nghèo khó khăn, công nhân, lao động ... trên địa bàn, được sự ủng hộ của trên 100 cơ sở tôn giáo, hộ sản xuất kinh doanh, hộ dân từ các khu vực lân cận biết thông tin qua công tác tuyên truyền, vận động và một số hình ảnh hoạt động. Các mặt hàng ngày càng nhiều và đa dạng hơn, người đến nhận có thể nhận các mặt hàng theo nhu cầu không còn khống chế về mặt số lượng.
- Giai đoạn 2: Thông qua công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức cá nhân hỗ trợ ngày một tăng thêm, số lượng các sản phẩm, vật dụng... ngày càng nhiều ngoài việc đáp ứng cho nhu cầu của phụ nữ, công nhân lao động khó khăn địa phương, Mô hình đã chia sẻ cho các đơn vị bạn trong địa bàn Quận 8 hỗ trợ cho những trường hợp khó khăn có nhu cầu sử dụng; tham gia tổ chức gian hàng không đồng trong các dịp lễ hội, hoạt động, phong trào do Hội LHPN Quận 8 và một số Ban ngành khác phối hợp tổ chức.
- Giai đoạn 3: Với việc làm thiết thực và hiệu quả, được lòng tin yêu từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Thành phố, số lượng các sản phẩm ngày một tăng không những các mặt hàng đã qua sử dụng mà các mặt hàng mới chưa sử dụng ngày càng nhiều do các công ty sản xuất, mua, bán..., liên hệ hỗ trợ. Ngoài việc hỗ trợ cho phụ nữ, công nhân lao động nghèo tại địa phương và các hoạt động trên địa bàn, Mô hình còn chia sẻ cho một số đơn vị từ thiện liên hệ cần được sự hỗ trợ cho các Tỉnh, Thành trong nước, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt trong đợt dịch bệnh Covid - 19 vừa qua, mô hình "Trao yêu thương" đã nhận lại sự hỗ trợ của bà con các tỉnh thành từng được mô hình chia sẻ, trên 5 tấn gạo, trên 10 tấn rau, củ quả, trên 1000 phần quà cho hội viên phụ nữ và công nhân lao động nghèo trên địa bàn.
|
||||||
5. | HỘI LHPN PHƯỜNG 4, QUẬN 10 | Câu lạc bộ “Nhịp đập xanh” |
CLB Nhịp đập xanh được thành lập năm 2020, xuất phát từ Tổ đồng hành cùng phụ nữ ung thư (được thành lập năm 2018) nhằm hỗ trợ, chia sẻ với các bệnh nhân ung thư như theo dõi từng quá trình diễn biến, điều trị bệnh, hóa trị, xạ trị, kịp thời hỗ trợ cho các chị về nhu yếu phẩm, thực phẩm trong quá trình điều trị; kết nối mạnh thường quân hỗ trợ viện phí và chi phí học tập cho con của các chị.
![]() Câu lạc bộ “Nhịp đập xanh” ban đầu với 13 thành viên, trong đó, chị Huỳnh Thị Hoàng Oanh, hội viên Chi hội Khu phố 2 được tín nhiệm giữ nhiệm vụ Chủ nhiệm. Đến nay, Câu lạc bộ đã mời gọi trên 30 thành viên tham gia sinh hoạt thường xuyên. Đối tượng tham gia CLB là những bệnh nhân K, người thân của người bệnh K, lực lượng y bác sĩ, lực lượng cán bộ Hội, những người không bệnh, không phân biệt địa giới hành chính có nhu cầu cần tìm hiểu về bệnh K đều có thể tham gia sinh hoạt.
![]() Hội LHPN Phường 4 luôn hỗ trợ, định hướng nội dung hoạt động cho Câu lạc bộ, tập trung vào các hoạt động hỗ trợ tinh thần, tạo sân chơi ý nghĩa, bổ ích giúp các bệnh nhân sống tích cực, vượt qua nỗi đau đớn của bệnh tật như:
1. Sinh hoạt chuyên đề “Các biện pháp phòng ngừa và phương pháp chăm sóc sức khỏe đối với người bệnh” + Tổ chức giao lưu giữ thành viên Câu lạc bộ với Bác sĩ hưu trí bệnh viện Hồng Đức - Phạm Trường Giang qua đó giúp thành viên CLB có điều kiện chia sẻ những khó khăn, kinh nghiệm chiến đấu với các giai đoạn của bệnh và tư vấn một số chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bệnh nhân lần đầu tiên tham gia điều trị bệnh
+ Phối hợp với trạm y tế, Ban ngành đoàn thể tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề “gắn kết tinh thần, hỗ trợ tâm lý rối loạn lo âu của người bị ung thư”, “cùng đồng hành – vui – khỏe”, “giải pháp giải tỏa tâm lý âu lo của bệnh nhân”, chính sách pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
+ Vận động các mạnh thường quân hỗ trợ địa điểm, hướng dẫn tập thể dục thể thao, dạy bơi miễn phí, tổ chức sinh hoạt văn hóa văn nghệ cho các thành viên, qua đó động viên tinh thần, tạo niềm tin, hy vọng của các thành viên câu lạc bộ và người nhà của bệnh nhân.
2. Tổ chức các hoạt động thực hiện điều ước của các thành viên với chương trình “Điều ước của Tâm”
Quan tâm đến ước mơ của mỗi thành viên, Câu lạc bộ đã tổ chức chương trình “Điều ước của Tâm” để giúp thành viên CLB thực hiện mong muốn của mình, đó là được đứng trên sân khấu hát và nói lời cảm ơn đến Mẹ, được sống thật với bản thân mình khi còn có thể. 3. Hoạt động định hướng, dạy nghề, hỗ trợ vốn giới thiệu việc làm của Câu lạc bộ + Tổ chức các lớp dạy nghề hand-made như hướng dẫn làm hoa giả bằng ống hút, may túi vải được thiết kế bằng vải quần jean cho các thành viên Câu lạc bộ tham gia. Qua đó, các thành viên có thể sáng tạo ra các sản phẩm của riêng mình, nhận thấy được bản thân vẫn còn có ích, có thể đóng góp cho xã hội. Nguồn kinh phí thu được từ trao đổi, mua bán các sản phẩm Câu lạc bộ gây quỹ làm nguồn chăm lo cho các thành viên, trao học bổng cho các bé mồ côi cha mẹ do ảnh hưởng của bệnh ung thư với tổng kinh phí hơn 7.000.000 đồng.
+ Giới thiệu 03 thành viên tham gia lớp học nghề trang điểm cơ bản và trao 03 bộ dụng cụ để các chị thực hành, tạo thu nhập cho bản thân, gia đình.
Hỗ trợ 02 trường hợp được vay từ nguồn vốn của dự án “Phòng ngừa giảm thiểu lao động trẻ em” để mua phương tiện sinh kế, khởi nghiệp, chuyển đổi phương thức kinh doanh.
![]() 4. Hoạt động hiến tóc vì cộng đồng
Ngoài việc tạo sân chơi, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm cho các thành viên, Câu lạc bộ Nhịp đập xanh còn hướng đến việc vận động người dân, cộng đồng, xã hội cùng tham gia với hoạt động. Câu lạc bộ tham mưu cho Ban Thường vụ Hội LHPN Phường 4 phối hợp Mạng lưới ung thư vú Việt Nam tổ chức chương trình “Thư viện tóc hồng”, chương trình “Tóc Hát” vận động hội viên, phụ nữ và các em nữ sinh viên, học sinh tham gia tặng tóc, số lượng tóc góp được sẽ chuyển đến Thư viện tóc để xử lý, gia công thực hiện thành bộ tóc đủ các kiểu và chuyển đến bệnh nhân mượn khi có nhu cầu; qua hoạt động đã tạo được sự đồng tình của lực lượng nữ sinh viên, học sinh với 325 người tham gia. Bên cạnh đó, tại trụ sở Hội LHPN Quận 10 được vận dụng làm điểm tiếp nhận lượng tóc của hội viên, phụ nữ gửi đến.
|
||||||
6. |
HỘI LHPN
QUẬN GÒ VẤP
|
Mô hình “Bếp nhỏ Hội em” |
Quận Gò Vấp là quận đầu tiên của Thành phố bùng phát dịch Covid-19 vào ngày 27/4/2021 tại phường 3 Gò Vấp, ngay sau đó ngày 31/5/2021 thành phố áp dụng chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 đối với quận Gò Vấp, tất cả các quán ăn, cửa hàng ngưng hoạt động, các cửa ngõ ra, vào quận đều được chốt chặn, các lực lượng công an, quân sự, bảo vệ dân phố, cán bộ công chức, UBND, các ngành, đoàn thể đều được phân công tham gia trực các điểm cách ly, các cửa ngõ của quận. Sau 1 ngày thực hiện giãn cách khó khăn nhất thời điểm đó là cung cấp các bữa ăn cho lực lượng làm nhiệm vụ, cung cấp các nhu yếu phẩm thiết yếu cho các hộ dân nằm trong vùng cách ly, phong tỏa.
Đứng trước tình hình đó, Thường trực Hội Liên hiệp phụ nữ quận chủ động họp bàn trong cơ quan và đưa ra quyết định thành lập bếp với tên gọi ”Bếp nhỏ Hội em”, nhằm hỗ trợ các bữa ăn đảm bảo chất lượng cho các lực lượng đang làm nhiệm vụ tại các chốt, các điểm cách ly trên địa bàn quận. Đồng thời phân phối nhu yếu phẩm cần thiết, rau, củ đến người dân trong thời gian giãn cách.
![]() Sau khi thực hiện được 2 ngày, nhận thấy thời tiết nắng nóng mà các lực lượng trực chốt rất vất vả. Do đó các chị em lại tiếp tục bàn thực hiện món nước chanh –sả- gừng mang thương hiệu Phụ nữ Gò Vấp. Ban đầu khi thực hiện thì chị em chỉ đóng chai, không có nhãn mác nên nhiều người e ngại trong việc sử dụng thế là chị em lại tiếp tục đề xuất phải dán nhãn để các anh tự tin sử dụng.
Mô hình được triển khai từ ngày 31/5/2021 đến ngày 01/10/2021 tại trụ sở Hội Liên hiệp phụ nữ quận, với 12 thành viên gồm: 9 cán bộ chuyên trách Hội Liên hiệp phụ nữ quận; 2 bảo vệ cơ quan và 1 tạp vụ. Thời gian thực hiện từ 6g30 sáng đến 18h hàng ngày kể cả thứ 7 và chủ nhật, nhưng nếu ngày nào có mạnh thường quân tặng rau củ quả thì lúc nào cũng có phân công các chị tiếp nhận có khi là 1 giờ sáng. ![]() ![]() Bếp đã trực tiếp chế biến và nấu trên 15.000 suất ăn và hơn 20.000 chai nước chanh sả gừng, trà bí đao, nước cam, sữa bí đỏ, sữa bắp, trị giá hơn 400.000.000 đồng . Ngoài ra, Bếp nhỏ của Hội còn nấu 1.100 suất cháo, bánh canh, 60 suất cơm, 1.900 suất ăn sáng, 1.160 nước chanh sả, bí đao tặng các y, bác sĩ bệnh viện quận Gò Vấp, Trung tâm Y tế Quận, bác sĩ điều trị COVID-19 bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, 16 khu thu dung, trung tâm cách ly Huỳnh Văn Nghệ, 2 bệnh biện điều trị covid, 789 suất cháo, sữa tặng bộ đội tăng cường tại 16 phường, 250 tô bánh canh tặng lực lượng công nhân vệ sinh thuộc Dịch vụ công ích quận, khu khám bệnh Nguyễn Thái Sơn, phường 5; 300 hộp thịt kho hột vịt tặng cho công nhân khu nhà trọ và cán bộ, chiến sĩ phòng cháy chữa cháy quận,... trực tiếp nấu và nấu hơn 20.000 chai chanh sả gừng, hoặc nước bí đao, cam càrốt, nước chanh, chanh dây hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ trực chốt giao thông, các điểm cách ly y tế tập trung, Trung tâm y tế quận và các điểm tiêm vacxin, các điểm test lấy mẫu và tặng hơn 1.000 chai chanh sả gừng cho các Quận 6, 7, 11, Tân Phú, Bình Tân.
|
||||||
7. | HỘI LHPN QUẬN BÌNH THẠNH | Mô hình "Đi chợ giúp dân" |
Sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 năm làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Quận ủy Bình Thạnh phân công Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thực hiện cuộc khảo sát nhanh bằng bảng câu hỏi trắc nghiệm về việc nắm, biết thông tin của người dân về các điểm bán hàng, những khó khăn – thuận lợi khi tiếp cận mua hàng, nhu cầu về các sản phẩm thiết yếu; khảo sát những khó khăn thuận lợi trong thực hiện giãn cách xã hội; mong muốn của người dân trước trong và sau thời gian giãn cách thông qua Googe drive. Chính từ cuộc khảo sát này, Hội LHPN quận càng thấu hiểu được đời sống sinh hoạt của người dân trong những ngày giãn cách xã hội, Ban Thường vụ Hội LHPN quận Bình Thạnh đã cùng họp bàn để đưa ra giải pháp góp phần thực hiện; đã mời các Ủy viên Ban chấp hành, Thường trực 22 cơ sở Hội để bàn việc tổ chức đi chợ.
![]() Sau 3 cuộc họp, tập trung và trách nhiệm đã đi đến thống nhất xin ý kiến Thường trực Quận ủy và triển khai mô hình “Đi chợ giúp dân” đồng loạt trên địa bàn 20 phường nhưng chỉ tập trung cho đối tượng ưu tiên là người dân trong các khu vực phong tỏa có F0,F1, các cụ già neo đơn nhằm kịp thời hỗ trợ những hộ dân đang sinh sống trên địa bàn quận có nhu cầu mua lương thực, thực phẩm, vật dụng thiết yếu. Và đến ngày 23/8/2022, thực hiện chỉ đạo của Thường trực Quận ủy, Hội LHPN quận tổ chức mô hình “Đi chợ giúp dân” cho tất cả người dân sinh sống trên địa bàn quận Bình Thạnh.
- Bước 1: Ban Thường vụ Hội LHPN quận báo cáo xin chủ trương của Thường trực Quận ủy, Ban Thường vụ Quận ủy và Ban Dân vận Quận ủy về việc thực hiện mô hình mới. Từ sự đồng thuận về chủ trương, Ban Thường vụ Hội LHPN quận phối hợp cùng Phòng Kinh tế triển khai đến hệ thống Hội; qua đó chỉ đạo 23 cơ sở Hội xây dựng kế hoạch tuyên truyền sâu rộng, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ và vận động cán bộ, hội viên chung tay hưởng ứng. Tiến hành xây dựng và vận hành hơn 400 group zalo theo hệ thống từ tổ hội, chi hội, phường; cung cấp số điện thoại liên lạc, địa chỉ, các thông tin giao nhận hàng đều được nhắn trên group. Sau khi nhận các đơn hàng từ chi, tổ hội thì Phụ nữ phường tổng hợp và thông qua việc Phụ nữ quận giới thiệu các cửa hàng cung ứng hàng hóa trên địa bàn từng phường thì Hội Phụ nữ phường sẽ trực tiếp kết nối, trao đổi để được cung ứng hàng hóa.
- Bước 2: Ngày 19/7, Hội LHPN quận thành lập 1 group “Đi chợ giúp dân” có Thường trực, Ban Thường vụ, Chủ tịch Hội LHPN 20 phường, trưởng, phó phòng Kinh tế quận để thông tin và hướng dẫn cơ sở vận hành, tổ chức và cung cấp các nội dung, thông tin liên quan đến doanh nghiệp, các cửa hàng tiện ích trên địa bàn quận. Đồng loạt 20 phường thiết kế infographic có sử dụng mã QR để nhập các thông tin về nhu cầu mua hàng, combo hàng, mặt hàng có bán, giá cả, cách đăng ký mua hàng, chuyển tiền thanh toán…Chỉ đạo Hội LHPN 20 phường thực hiện khảo sát nhu cầu hộ dân đang sinh sống trên địa bàn quận có nhu cầu mua thực phẩm, vật dụng thiết yếu, để nắm chắc số lượng để điều tiết nhu cầu mua hàng của người dân vì tùy theo đặc điểm tình hình có phường đông dân, có phường ít dân.
- Bước 3: Chỉ đạo, phân công cán bộ chuyên trách quận Hội phụ trách cụm phường, theo dõi, hướng dẫn và tham gia các group zalo và cùng với cơ sở Hội tổ chức thực hiện, hướng dẫn Hội LHPN 20 phường tạo các group zalo liên kết từng tổ hội, Chi hội... Cán bộ Hội Phụ nữ quận thường xuyên xuống tận cơ sở cùng sát cánh làm việc, động viên và hỗ trợ kịp thời tháo gỡ khó khăn của các cơ sở Hội.
- Bước 4: Liên hệ, trao đổi và vận động các cửa hàng tạp hóa, các điểm bán lẻ, điểm bán hàng bình ổn, các cửa hàng cùng phối hợp thực hiện chương trình “Đi chợ giúp dân”. Ngoài ra, Hội LHPN quận còn làm cầu nối với các nhà cung ứng thực phẩm ở miền Tây Nam Bộ, kết nối với tổ công tác 970, White palace, mạnh thường quân cung ứng các mặt hàng nông sản, thủy hải sản với giá rẻ phù hợp với nhu cầu người dân trong giai đoạn này.
- Bước 5: Hội LHPN quận và Phòng Kinh tế trực tiếp điều tiết cung - cầu của các điểm bán hàng trên địa bàn quận. Nếu thiếu hàng hóa, thông qua liên kết Phòng Kinh tế, Sở Công thương để dịch chuyển nhu cầu sang quận bạn như MEGA quận 2, GIGA MOL Thủ Đức, AEON. Nhằm đảm bảo các đơn hàng của người dân phải được phục vụ.
- Bước 6: Hội Liên hiệp phụ nữ quận Bình Thạnh thực hiện việc đi chợ giúp cho các khu vực phong tỏa, các hộ gia đình có F0, F1 và người già neo đơn có hoàn cảnh khó khăn. Thông tin cần thiết về hàng hóa, giá cả và cách thức đặt hàng được cung cấp cho người dân thông qua ứng dụng zalo hay trang fanpage Người Bình Thạnh, Phụ nữ Bình Thạnh và các trang của cơ sở. Ban đầu khoảng 1.200 tình nguyện viên và có khi lên đến gần 3.000 tình nguyện viên là cán bộ, hội viên phụ nữ tại các cơ sở hội, đoàn thanh niên, dân quân tự vệ, bộ đội…nhưng “chủ xị” vẫn là đội ngũ cán bộ, hội viên phụ nữ sẽ tiếp nhận và chuyển đơn đặt hàng đến các nhà cung ứng. Sau đó, liên kết với các đơn vị cung ứng hàng hóa để mua lương thực, thực phẩm theo đơn đặt hàng và giao tận nhà từng hộ dân.
- Bước 7: Trên cơ sở phương thức hoạt động của mô hình, ngày 23/8/2021 Ban Thường vụ Hội LHPN quận Bình Thạnh đã triển khai chương trình “Đi chợ giúp dân” đồng loạt trên địa bàn 20 phường của quận. Xây dựng infographic tuyên truyền về Mô hình, đăng tải trên các phương tiện thông tin của quận, phường (in fographic ghi rõ số điện thoại, người phụ trách chương trình là Chủ tịch Hội LHPN của 20 phường; infographic của 20 phường giới thiệu về combo hàng, cách mua hàng, cách liên hệ…). Chính vì công tác tuyên truyền được thực hiện tích cực nên mô hình này được rất nhiều người biết đến và tham gia. Ngoài ra, Hội LHPN quận còn mở rộng thêm mô hình “Mua thuốc giúp bạn”, “Đi chợ giúp người nước ngoài”
- Bước 8: Hàng năm, Ban Thường vụ Hội LHPN quận báo cáo kết quả định kỳ cho Ban Thường vụ, Ban Dân vận Quận ủy và thông qua số liệu Hội LHPN phường cung cấp, Thường trực Đảng ủy 20 phường hàng ngày đều báo cáo tiến độ thực hiện mô hình “Đi chợ giúp dân” về Văn phòng Quận ủy để trình Thường trực Quận ủy nắm và theo dõi cũng như có chỉ đạo kịp thời. Bên cạnh đó, tiếp tục tổ chức các hoạt động tuyên truyền, thông tin nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên phụ nữ về ý nghĩa của chương trình “Đi chợ giúp dân”, từ đó có rất nhiều tình nguyện viên tham gia góp phần chung tay hưởng ứng mô hình.
Song song đó, Hội LHPN quận còn tiếp tục tổ chức thêm mô hình “Đi chợ giúp người nước ngoài” trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Bởi lẽ, người nước ngoài sinh sống trên địa bàn quận cũng có nhu cầu mua các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu đời sống, họ không ra đường được nên không thể mua hàng, gặp khó khăn trong giao tiếp vì bất đồng ngôn ngữ nên Hội đã chủ động nghiên cứu, tìm hiểu và nhờ sự hỗ trợ của các bạn tình nguyện viên giỏi ngoại ngữ để hỗ trợ thực hiện mô hình này.
Không dừng tại đó, với nhu cầu mua thuốc, tư vấn bệnh thông thường được đặt ra trong quá trình Hội Phụ nữ các phường thực hiện “Đi chợ giúp dân”, Hội LHPN quận đã xin ý kiến Thường trực Quận ủy và triển khai mô hình “Mua thuốc dùm bạn” bằng việc kết hợp với hệ thống nhà thuốc Long Châu trên địa bàn quận để phối hợp cùng thực hiện.
Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Bình Thạnh đã chủ động, sáng tạo, duy trì và ngày càng phát huy thực hiện mô hình “Đi chợ giúp dân”, “Đi chợ giúp Người nước ngoài”, “Mua thuốc dùm bạn” với sự hỗ trợ của Hội liên hiệp Phụ nữ Thành phố, của Phòng Kinh tế quận cùng Sở Công Thương, Nhà thuốc Long Châu giới thiệu các nhà cung ứng cho Hội LHPN quận thực hiện đảm bảo đáp ứng nhu cầu cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân thông qua hệ thống cơ sở Hội.
|
||||||
8. | HỘI LHPN HUYỆN NHÀ BÈ | Mô hình “Siêu thị mini lưu động” | Trong giai đoạn cao điểm dịch covid-19 bùng phát năm 2021, Hội LHPN Huyện đã chủ động thực hiện mô hình “Siêu thị mini lưu động” nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu mua sắm của hội viên, phụ nữ và người dân trên địa bàn Huyện trong thời gian giãn cách xã hội. Mô hình được triển khai và duy trì hoạt động từ giữa tháng 7/2021 đến giữa tháng 8/2021. Gồm có 20 thành viên chính thức (bao gồm cán bộ cơ quan chuyên trách Hội LHPN Huyện và thường trực các cơ sở Hội), hơn 300 công tác viên (bao gồm cán bộ chi, tổ hội, hội viên phụ nữ nòng cốt và tình nguyện viên của hội) tham gia hỗ trợ siêu thị và vận chuyển hàng hóa đến từng hộ dân trên địa bàn Huyện. Hội viên, phụ nữ và người dân có thể đăng ký mua hàng thông qua 3 phương thức: mua trực tiếp tại siêu thị lưu động; đặt hàng qua phiếu đặt hàng tại Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, thị trấn và đặt hàng thông qua đường link trực tuyến của Hội Liên hiệp Phụ nữ Huyện. ![]() Bước 1. Lập danh mục và niêm yết giá
- Cán bộ huyện hội xác định các mặt hàng sẽ bán trong siêu thị, liên hệ các điểm cung ứng sản phẩm (bao gồm các chợ đầu mối, hệ thống siêu thị, các cửa hàng tiện ích, Bách hóa xanh, các hộ dân sản xuất nông phẩm trong và ngoài huyện…) để đặt hàng.- Lập danh mục sản phẩm và niêm yết giá tại siêu thị. Bước 2. Nhập hàng
- Cán bộ phụ trách sẽ nhập hàng vào siêu thị và phân loại theo từng nhóm sản phẩm, nhập hàng vào hệ thống phần mềm quản lý sản phẩm.- Phần mềm sẽ tự động cập nhật lượng hàng tồn trong kho sau khi đã xuất hóa đơn thanh toán. ![]() Bước 3. Tiếp nhận đơn hàng
- Mỗi ngày, cán bộ huyện hội sẽ tiếp nhận dữ liệu đặt hàng (qua phiếu đặt hàng và hệ thống đặt hàng online) và điện thoại xác nhận đơn hàng.- Trường hợp mặt hàng nào đã hết, cán bộ phụ trách sẽ tư vấn cho người dân lựa chọn các sản phẩm tương đồng. Bước 4. Soạn đơn hàng và xuất hóa đơn
- Sau khi xác nhận đơn hàng, cán bộ tiếp nhận sẽ chuyển đơn hàng qua bộ phận soạn hàng.- Bộ phận soạn hàng sẽ soạn theo từng đơn, chia túi hàng theo từng xã – thị trấn, liên hệ tình nguyện viên chuyển hàng và xuất hóa đơn đính kèm. ![]() Bước 5. Giao hàng và thanh toán hóa đơn
- Các tình nguyện viên sẽ giao hàng tận nhà cho người dân và thu tiền qua 2 hình thức (chuyển khoản và gửi tiền mặt).- Tình nguyện viên sẽ chuyển tiền theo đơn đã giao về Huyện Hội hàng ngày. ![]() Bước 6. Kiểm hàng tồn và đặt hàng
- Mỗi ngày, cán bộ huyện hội sẽ kiểm tra các mặt hàng tồn kho, lên danh sách các mặt hàng cần nhập và liên hệ các điểm cung ứng để đặt hàng.
- Với hình thức bán hàng trực tiếp tại siêu thị: mô hình đã phục vụ cho 600 người mua hàng trực tiếp với tổng kinh phí 142 triệu đồng. - Với hình thức bán hàng qua phiếu đặt hàng và đặt hàng online: Mô hình “Siêu thị mini lưu động” đã hoàn thành 4.302 đơn hàng, với tổng kinh phí là 1.617.000.000 đồng. - Phát huy vai trò của đội ngũ tình nguyện viên, cán bộ chi tổ Hội góp phần nâng cao vai trò và hình ảnh của cán bộ hội trong nhân dân với phương châm “Làm hết sức – Phục vụ hết mình”. - Góp phần hỗ trợ đầu ra cho nông sản của nông dân huyện Nhà Bè, cụ thể: đã giải cứu 5 tấn tôm thẻ cho nông dân xã Hiệp Phước với tổng số tiền 900 triệu đồng và các mặt hàng nông phẩm như rau, củ, quả... - Nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của các mạnh thường quân trong việc cung ứng hàng hóa, hỗ trợ thanh toán sau trong vòng 03 ngày; áp dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm Vietbill trong việc quản lý hàng hóa, tính tiền, xuất hóa đơn; hỗ trợ phương tiện vận chuyển... |
||||||
9. | HỘI LHPN XÃ THẠNH AN, HUYỆN CẦN GIỜ | Mô hình “Điểm thu gom, trao đổi túi nylon, chất thải nhựa đã qua sử dụng” | Thạnh An là xã đảo thuộc TP Hồ Chí Minh, có địa hình biệt lập cách trung tâm huyện Cần Giờ, với tổng diện tích tự nhiên là 13.131 ha, trong đó đa phần diện tích là mặt nước và rừng ngập mặn. Trong thời gian qua, tình hình ô nhiễm môi trường nhất là ô nhiễm chất thải nhựa, và túi nilon đang trong tình trạng báo động, ước tính trung bình một năm các hộ dân sinh sống thải ra gần 3 triệu túi nilon.
![]() Bước 1: Ý tưởng thành lập mô hình
- Nghiên cứu, đánh giá tình hình thực tiễn, đề ra mục tiêu rõ ràng cụ thể, xây dựng kế hoạch và tổ chức vận động hội viên, phụ nữ tham gia làm điểm thu mua, trao đổi túi nilon khó phân hủy.- Đã triển khai Kế hoạch trong Ban Chấp hành Hội LHPN xã, phân công Thường trực Hội LHPN xã phụ trách vận động hội viên phụ nữ tham gia làm điểm thu mua, trao đổi túi nilon khó phân hủy. Kết quả có 3 chị đăng ký tham gia (chị Nguyễn Thị Bạch Tuyết, chị Đổ Thị Dừa, Chị Đặng Thị Hương Xuân|) tại 02 ấp Thạnh Hòa (02 điểm), ấp Thiềng Liềng (01 điểm). Bước 2: Nguồn kinh phí thực hiện
Để các điểm có nguồn kinh phí thực hiện, Hội LHPN xã đã phối hợp với UBND xã và Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện vận động Công ty TNHH SX-TM tổng hợp II hỗ trợ cung cấp nguồn túi nilon tự phân hủy và kinh phí để thực hiện việc thu mua, trao đổi cũng như việc xử lý, tái chế lại túi nilon khó phân hủy đã thu gom từ mô hình.
Bước 3: Mô hình được thành lập
- Được sự hỗ trợ kinh phí của Công ty TNHH SX-TM tổng hợp II, đến tháng 6/2018 mô hình “Điểm thu gom, trao đổi túi nilon, chất thải nhựa đã qua sử dụng” đã chính thức được thành lập tại 2 ấp Thạnh Hòa, Thiềng Liềng với 3 điểm cụ thể như: Hộ bà Đổ Thị Dừa làm điểm thu gom, trao đổi từ tổ nhân dân số 01 đến tổ nhân dân 19 ấp Thạnh Hòa; Hộ bà Đặng Thị Hương Xuân, làm điểm thu gom, trao đổi từ tổ nhân dân 20 đến tổ nhân dân 36 ấp Thạnh Hòa; Hộ bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết làm điểm thu gom, trao đổi từ tổ nhân dân 37 đến tổ nhân dân 42 ấp Thiềng Liềng.- Các điểm này thực hiện quy đổi theo tỷ lệ cứ 3kg túi nilon khó phân hủy, chất thải nhựa đã qua sử dụng đổi lấy 1 kg túi nilon thân thiện với môi trường hoặc 10.000 đồng. - Bên cạnh đó, Hội LHPN xã đã chủ động và phối hợp tổ chức các động để tạo sự thu hút và đánh giá hiệu quả của mô hình như: + Tổ chức Hội nghị chuyên đề giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền và vận động hội viên phụ nữ thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. + Tổ chức diễn đàn đối thoại giữa lãnh đạo với hội viên phụ nữ với chuyên đề Giảm thiểu sử dụng túi nilon khó phân hủy. + Phối hợp với Công ty TNHH L’Oreal Việt Nam tổ chức Ngày hoạt động cộng đồng về bảo vệ môi trường, qua đó đã tổ chức tuyên truyền cho 125 lượt em học sinh, trao tặng 300 túi vải đi chợ cho người dân và tặng 10 bộ thùng rác phân loại. Phối hợp tổ chức thảo luận đề ra các giải pháp và nhiệm vụ thực hiện giải quyết vấn đề môi trường trên địa bàn xã; đã thu gom được 10 bao rác chứa chất thải nhựa và túi nilon khó phân hủy. + Tổ chức buổi gặp gỡ giữa chủ doanh nghiệp Công ty TNHHSX-TM tổng hợp II với 15 tiểu thương trên địa bàn xã.
Tuy nhiên, sau hơn 2 năm triển khai và tập trung tuyên truyền thì người dân xã đảo đã dần thay đổi ý thức và thực hiện việc phân loại rác. Đến nay, tại 3 điểm trao đổi đã quy đổi được hơn 500 kg túi nilon tự phân hủy và số tiền 4 triệu đồng; thu về gần 2 tấn rác thải nhựa và túi nilon đã sử dụng, chuyển cho công ty TNHH SX-TM Tổng Hợp II đem xử lý và tái chế.
Song song với kết quả đạt được của mô hình Điểm thu gom, trao đổi túi nilon, chất thải nhựa đã qua sử dụng, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã đã chủ động thực hiện, phối hợp tổ chức thực hiện các nội dung, mô hình liên quan đến bảo vệ môi trường như: + Thành lập mô hình “Quyên góp xanh” tại ấp Thạnh Bình với 30 thành viên tham gia. Hàng tháng các thành viên thu gom chai nhựa, giấy vụn, …bán gây quỹ hoạt động tại chi hội, góp phần thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn xã. Tính đến nay số lượng quyên góp được đổi thành tiền khoảng 2.580.000 đồng, đã hỗ trợ 5 góp học tập cho học sinh nghèo trên địa bàn xã. + Tổ chức các buổi sinh hoạt, hướng dẫn thành viên câu lạc bộ “Phụ nữ với biến đổi môi trường” tái sử dụng muỗng nhựa, que kem, ống hút, vỏ chai nước, nắp chai…và sáng tạo nhiều sản phẩm thiết thực như: Bảng chữ cái bằng nắp chai, bình hoa bằng ống hút, chậu hoa được trồng trong chai nhựa… + Tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã thành lập 10 tổ phụ trách vận động 120 tiểu thương trên địa bàn xã hạn chế sử dụng túi nilon khó phân hủy; trao tặng 150 giỏ xách đi chợ và 50kg túi nilon thân thiện với môi trường cho cán bộ, hội viên phụ nữ. Phối hợp với Phòng Tài nguyên Môi trường huyện vận động 01 Doanh Nghiệp tài trợ 5000 túi xách thân thiện với môi trường và túi nilon khó phân hủy góp phần thực hiện việc trao đổi túi nilon khó phân hủy cho khách du lịch, thành lập tổ thu túi nilon khó phân hủy và đổi túi nilon thân thiện với môi trường cho khách du lịch tại các bến đò khách. |
||||||
10. | Bà NGUYỄN THỊ HẠNH - Chi Hội trưởng chi hội Phụ nữ Khu phố 1, Phường 12, quận Tân Bình; Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Sáng tạo Xanh” |
Câu lạc bộ “Sáng tạo Xanh” |
Với vai trò là Chi Hội trưởng chi Hội phụ nữ khu phố 1- Phường 12, quận Tân Bình, Bà Nguyễn Thị Hạnh luôn phát huy thế mạnh của cá nhân, chủ động trong công tác, chuẩn bị chu đáo các kế hoạch để tham gia các phong trào thi đua do Hội phát động, gương mẫu, đi đầu trong các phong trào, hoạt động, tạo được sự tin yêu, tín nhiệm của Hội viên, chủ động đưa hoạt động Hội đến gần với các dì các chị.
![]() Với mong muốn có thêm nhiều phụ nữ tham gia tổ chức Hội, tạo sân chơi bổ ích cho các chị, đồng thời giúp cho hội viên phụ nữ nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ môi trường thông qua việc tận dụng các vật dụng bỏ đi, để tạo thành những dụng cụ có ích trong cuộc sống, bà Nguyễn Thị Hạnh và các chị hội viên trong nhóm quyết định thành lập Câu lạc bộ “Sáng tạo xanh”.
![]() Ban đầu Câu lạc bộ có 17 thành viên là các chị hội viên phụ nữ trong Chi hội. Đến nay, bà đã tổ chức 14 lớp học, với hơn 700 người tham gia học cách tái chế giấy tạo sản phẩm; tổ chức hơn 15 cuộc trưng bày sản phẩm giấy (tại UBND phường 12, tại Nhà Văn hóa phường 12, Nhà Văn hóa Lao động quận Tân Bình, 2 đơn vị quân đội (Sư 367 và Trung đoàn Ra đa 294) Trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên Quận Tân Bình, UBMTTQ quận Tân Bình, UBMTTQ thành phố, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ) trong 3 năm 2020-2022. Qua triển lãm sản phẩm tái chế đã thu hút hơn 1.500 lượt người xem, được báo Phụ nữ thành phố phỏng vấn đăng bài và phát hình trên đài HTV9.
![]() Không chỉ lôi cuốn và thu hút phụ nữ trong khu phố, bà còn hướng đến các đối tượng khác như phụ nữ Công giáo, các nữ trí thức, hưu trí, giáo viên của các trường học để giúp họ cách làm sản phẩm sáng tạo phục vụ cho chuyên môn (làm góc đồ chơi, các sản phẩm trang trí, các mô hình học toán, học khoa học...), đặc biệt các em học viên của Trung tâm dạy nghề giáo dục thường xuyên có thể theo học các lớp tạo hình để tập trung khéo léo thực hành sáng tạo, giảm bớt hành vi quậy phá vốn có của các thanh thiếu niên hiếu động... qua đó bà đã tạo được mối quan hệ tốt với các đơn vị và đặc biệt là Trung tâm dạy nghề - Bồi dưỡng giáo dục thường xuyên quận Tân Bình. Ban Giám đốc đã hỗ trợ địa điểm để Hội tổ chức sinh hoạt thường xuyên, tổ chức các Hội nghị hoặc trưng bày sản phẩm cho mọi người tham quan.
|
||||||
11. | Bà NGUYỄN THỊ TUYẾT HẰNG - Ủy viên thường vụ, BCH Đảng ủy, Chủ tịch Công Đoàn cơ sở, Trưởng phòng Điều dưỡng bệnh viện Từ Dũ |
Tại Bệnh viện Từ Dũ, với số lượng đoàn viên công đoàn gần 2.500 người, trong đó nữ chiếm 86,3% vì vậy trong các hoạt động tại đơn vị đều hướng đến ưu tiên hoạt động, quyền lợi cho viên chức- người lao động nữ.
![]() Bà Nguyễn Thị Tuyết Hằng cùng với cộng sự đã tìm hiểu những tài liệu có liên quan về Ngân hàng sữa mẹ (NHSM), đã cố gắng tiếp cận tổ chức FHI360 thông qua chương trình Alive & Thrive (A&T), có thể hỗ trợ kỹ thuật trong việc thành lập NHSM; giới thiệu cho họ biết về tiềm năng và mong muốn thành lập NHSM của bệnh viện Từ Dũ, và đã chấp bút viết Đề án thành lập NHSM để trình xin ý kiến Ban Giám đốc Bệnh viện và Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. ![]() Ngân hàng sữa mẹ Từ Dũ hoạt động phi lợi nhuận, dựa trên một quy trình vận hành nghiêm ngặt, đảm bảo tiêu chuẩn từ thu nhận sữa, xử lý sữa, phân phối sữa thanh trùng.
* Tham gia xây dựng tài liệu và hướng dẫn chăm sóc thai phụ và sản phụ nhiễm Covid – 19 thể không triệu chứng, nhẹ và vừa. Xuất phát từ những nhu cầu cấp thiết về chăm sóc mẹ và bé thật an toàn trong mùa dịch, nhằm giảm áp lực cho nhân viên Y tế, bà Nguyễn Thị Tuyết Hằng đã tìm đọc những tài liệu liên quan về bệnh Covid có liên quan đến thai sản và những hướng dẫn của Tổ chức y tế thế giới về thai kỳ với Covid–19, đặc biệt là hướng dẫn về chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh (da kề da). Sau đó bà đã soạn thảo Hướng dẫn cách chăm sóc trình Ban giám đốc và Ban phòng chống dịch bệnh viện thực hiện không tách mẹ nhiễm Covid với bé sau sinh và đã được sự đồng thuận của BGĐ cũng như Ban phòng chống dịch cùng đồng lòng xây dựng các quy trình điều trị và bà phụ trách phần hướng dẫn chăm sóc. Với phương pháp mới này khi được ứng dụng vào thực tế điều trị và chăm sóc, những khó khăn từ mẹ, bé và áp lực cho nhân viên y tế tại các bệnh viện điều trị Covid cũng như các bệnh viện dã chiến thu dung giảm rõ rệt. ![]() * Tham gia Đào tạo Cô đỡ thôn bản Từ năm 1997, bệnh viện Từ Dũ đã chủ động đầu tư và tìm nguồn tài trợ cho việc đào tạo Cô đỡ thôn bản (CĐTB) người dân tộc thiểu số, nơi mà việc tiếp cận với y tế còn gặp nhiều khó khăn và tập tục sanh tại nhà còn phổ biến. Ngay từ đầu chương trình, bà đã tham gia cùng với các đồng nghiệp, cầm tay chỉ việc, chăm lo hướng dẫn từ cách ăn uống, nghỉ ngơi, dạy chữ dạy nghề. Từ các cô thôn nữ dân tộc chưa từng rời xa rừng núi, nói chưa rõ tiếng Kinh, có cô chỉ học hết lớp 5, chưa biết xem giờ trên đồng hồ,… trở thành những cô đỡ thành thạo chuyện chăm sóc thai nghén và đỡ đẻ thuần thục, hành trình vượt khó hết sức gian nan nhưng đầy niềm vui và rất ý nghĩa ![]() * Tham gia Thành lập Hội Hộ sinh TP. HCM Bà Nguyễn Thị Tuyết Hằng đã tham gia Ban vận động thành lập Hội Hộ sinh TP. HCM, phụ trách chính hồ sơ xin phép, công văn, giấy tờ thành lập Hội. Sau 2 năm vận động, vào ngày 15/5/2015, Hội Hộ sinh TP. HCM được UBND.TPHCM cho phép thành lập. Kể từ khi thành lập đến nay, với nhiệm vụ là Phó Chủ tịch thường trực Hội, hàng năm bà cùng BCH đã tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn chuyên đề, cập nhật chuyên môn cho hàng ngàn lượt Hộ sinh tại TP.HCM và các tỉnh lân cận, với mong muốn mở rộng hội viên cả ở các bệnh viện tư nhân và nhà bảo sanh để đảm bảo cho các Hộ sinh luôn được cập nhật kiến thức mới nhất và thực hành chuẩn trong công tác chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh, hạn chế đến mức thấp nhất tai biến xảy ra.
|
|||||||
12. | Luật sư TRẦN THỊ NGỌC NỮ - Ủy viên Ban Chấp hành Hội LHPN Thành phố, Chi hội trưởng Chi hội luật sư - Hội Bảo vệ quyền trẻ em thành phố |
Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ rất tích cực trong các hoạt động tuyên truyền pháp luật, tư vấn pháp luật miễn phí cho hội viên phụ nữ, công nhân lao động đặc biệt tại các khu dân cư, khu nhà trọ, khu công nghiệp, với khoảng 5000 lượt người tham gia.
![]()
![]() |
|||||||
13. | Bà LƯƠNG THANH TRÚC - Ủy viên BCH Hội LHPN Thành phố, Quận ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Quận 6 |
Bà Lương Thanh Trúc – Ủy viên BCH Hội LHPN Thành phố, Quận ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Quận 6 tích cực vận động các mạnh thường quân, bạn bè, người thân cùng chung tay làm công tác xã hội từ thiện, là cầu nối gắn kết các mạnh thường quân với nhau, biết được bên có điều kiện trao tặng, bên khó khăn có nhu cầu... 1.Về công tác kết nối các nguồn lực để thực hiện công tác an sinh xã hội: Bà chủ động liên hệ với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Thành phố, Báo Phụ nữ Thành phố, Hội Phụ nữ từ thiện, các doanh nghiệp, các hội nhóm an sinh xã hội trên địa bàn quận 6... biết họ dự tính tặng những gì, đối tượng trao là ai. Bà kết nối với họ và vận động chăm lo cho phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đúng theo yêu cầu. ![]()
2. Về công tác vận động các nguồn lực, các thành phần tôn giáo cùng chăm lo cho phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn Hàng năm, vận động các công ty, doanh nghiệp, nữ doanh nhân quận 6 như doanh nghiệp bánh Givral, cơ sở bánh kẹo The Quin Bakery, công ty thời trang Faslink ... chăm lo cho trẻ em, phụ nữ yếu thế, thăm tặng quà các đối tượng chính sách trên địa bàn quận. Bên cạnh đó còn vận động hỗ trợ trao quà cho các nơi khác như thực hiện chương trình Chia sẻ yêu thương đã trao trên 1000 phần quà cho lực lượng y bác sỹ bệnh viện Trưng Vương; trẻ sơ sinh bệnh viện Hùng Vương; đồng hành cùng phụ nữ quận Bình Thạnh, Gò Vấp, Bình Tân trao 227 phần quà , dụng cụ học tập, 2206 bánh trung thu và 500 lồng đèn cho các em có hoàn cảnh khó khăn, có người thân mắc Covid. ![]() 3. Về công tác thành lập các câu lạc bộ, nhóm, kết nối họ cùng tham gia, đồng hành trong hoạt động Hội và làm công tác xã hội từ thiện Thành lập và duy trì hiệu quả hoạt động của nhóm “Hoa mặt trời”, (gồm các chị nguyên cán bộ lãnh đạo chủ chốt của quận về hưu), nhóm cán bộ hưu trí nữ Công an quận, Câu lạc bộ nữ doanh nhân quận 6. Kết quả các nhóm này đã đồng hành cùng Hội trong các chương trình “Đòng hành cùng phụ nữ biên cương”, nghĩa tình biên giới. Hàng năm tổ chức ít nhất 02 chuyến hỗ trợ tặng quà cho hàng trăm phụ nữ khó khăn và trẻ em, hỗ trợ phương tiện sinh kế cho các hộ khó khăn ở tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc, Quảng Trị, Bến Tre, Đồng Tháp, Long An....,
|
|||||||
14.
|
Bác sĩ HOÀNG THỊ DIỄM TUYẾT -
Ủy viên Ban Chấp hành Hội LHPN Thành phố, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương |
Với vai trò Bì thư Đảng ủy, Giám đốc bệnh viện Hùng Vương, bác sĩ Bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết đã chỉ đạo, lãnh đạo mọi hoạt động quản lý chuyên môn, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân, sức khỏe sinh sản phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện Hùng Vương luôn là 1 trong 05 bệnh viện có số điểm chất lượng cao nhất của Thành phố Hồ Chí Minh do Sở Y tế thực hiện.
- Về công tác quản lý chuyên môn khám chữa bệnh:
+ Tạo điều kiện và cử nhân viên tham gia nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ hàng năm.
+ Mạnh dạn đề xuất trong Ban gián đốc bệnh viên triển khai nhiều kỹ thuật mới ứng dụng trong khám và điều trị. Quan tâm đầu tư máy móc thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực trong và ngoài nước phục vụ việc tầm soát và điều trị ung thư vú, ung thư cổ tử cung, thành lập khoa nhũ năm 2020. Thường xuyên nâng cao hiệu quả điều trị của khoa Hiếm muộn, là 1 trong 05 đơn vị được Bộ Y tế cho phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
![]() - Về công tác xây dựng cải tạo cơ sở vật chất: Bà đã cùng tập thể lãnh đạo bệnh viện thực hiện dự án xây dựng bệnh viện giai đoạn 2 khởi xướng từ năm 2008, đến nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng hòa nhà 02 tầng hầm và 12 tầng nổi. Thực hiện dự án cải tạo lưới điện toàn bệnh viện, cải tạo tòa nhà cũ nhằm hoàn thiện cơ sở vật chất, môi trường bệnh viện xanh sạch đẹp an toàn.
- Trực tiếp chỉ đạo thực hiện chương trình chỉ đạo tuyến[1] không chỉ cho các bệnh viện thược Thành phố Hồ Chí Minh mà còn các tỉnh thuộc khu vực phía nam (Đồng Tháp, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Kiên Giang, Bến Tre, Phú Yên) góp phần giảm tỷ lệ tử vong và bệnh suất của mẹ, trẻ sơ sinh. Tập huấn chuyển giao kỹ thuật đối với tai biến sản khoa đồng thời mở rộng hỗ trợ các bệnh viện quận, huyện và các tỉnh phía Nam trong thực hiện xét nghiệm sàng lọc tiền sản, xét nghiệm trước và sau sinh bằng hệ thống vận chuyển mẫu Bệnh viện Hùng Vương.
- Tham gia hoạt động Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế soạn thảo các hướng dẫn quốc gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, phá thai an toàn, kế hoạch hóa gia đình, hiếm muộn. Tham gia giám sát, phân tích tử vong mẹ tại Việt Nam, nhất là các vùng sâu, vùng xa để cùng Bộ Y tế đề ra các chiến lược giảm tử vong mẹ tại Việt Nam. - Tham gia chương trình giảng dạy, đào tạo nhân viên y tế tại các trường Đại học trên địa bàn Thành phố. Tham gia, thực hiện nhiều công trình nghiên của khoa học, tiêu biểu có 02 đề tài nghiên cứu được UBND Thành phố công nhận.[2] |
với
Bạn chưa có tài khoản? Tạo tài khoản
Đã đăng ký tài khoản? Đăng nhập
Bình chọn số 3- hội LHPN Quận 4
Bình chọn số 3. Hội LHPN Quận 4
Bình chọn số 10 Nguyễn Thị Hanh
Tội chọn hội LHPN quận gò vậy (bếp nhỏ hội em)
Tôi chọn hội LHPN quận gò vậy (bếp nhỏ hội em)
Bình chọn số thứ tự 13 bà Lương Thanh Trúc
Tôi bình chọn số 14: PGS.TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc BV Hùng Vương
Tôi chọn HỘI LHPN QUẬN GÒ VẤP "Bếp nhỏ Hội em"
Nguyễn Thị Tuyết Hằng ( stt 02)
Nguyễn Thị Tuyết Hằng ( stt 02)
Nguyễn Thị Tuyết Hằng ( stt 02)
Tôi chọn chị Lương Thanh Trúc - chủ tịch HLHPN Q6.
Bình chọn số 5 Quận 10
Nguyễn Thị Tuyết Hằng ( stt 02)
Bình chọn số thứ tự 13 bà Lương Thanh Trúc
Bình chọn Nguyễn Thị Tuyết Hằng, stt 02
Stt 6 - HỘI LHPN QUẬN GÒ VẤP
Stt 5 hội lhpn p4 q10
Bình chọn stt13
Bình chọn stt 6
stt 10 cho gương quận Tân Bình mình nhé
Bình chọn STT 09 điểm thu gom, trao đổi túi nilon, chất thải nhựa đã qua sử dụng
Bình chọn cho mô hình 9 điểm thu gom, trao đổi túi nilon, chất thải nhựa đã qua sử dụng
Bình chọn cho mô hình điểm thu gom,trao đổi túi nilon, chất thải nhựa đã qua sử dụng
Bình chọn STT 10 Nguyễn Thị Hạnh
Bình chọn Nguyễn Thị Tuyết Hằng, stt 02
Bình chọn chị Nguyễn Thị Tuyết Hằng stt 02
Bình chọn số 11. Nguyễn Thị Tuyết Hằng Mã 02
Bình chọn số 11. Nguyễn Thị Tuyết Hằng Mã 02
Bình chọn chị Nguyễn Thị Tuyết Hằng- Stt 02
Bình chọn stt 14- Bs Hoàng Thị Diễn Tuyết
Bình chọn STT 14 - BS Hoàng Thị Diễm Tuyết
Chọn số 3- hội LHPN Q4
STT3 Điểm giới thiệu sản phẩm của phụ nữ khởi nghiệp
Bình chọn STT 11 Nguyễn Thị Tuyết Hằng
Bình chọn cho chị Nguyễn Thị Tuyết Hằng STT 11
Bình chọn số 8
Bình chọn cho Mô hình "Đi chợ giúp dân" , STT: 7 của Hội LHPN Quận Bình Thạnh
Bình chọn cho Mô hình "Đi chợ giúp dân" , STT: 7 của Hội LHPN Quận Bình Thạnh
Bình chọn cho chị Nguyễn Thị Tuyết Hằng STT 11
Bình chọn số thứ tự 11
Bình chọn cho số thứ tự 11
Bình bầu số thứ tự 11
bình chọn cho LS Trần Thị Ngọc Nữ (Số TT12)
Bình chọn STT: 11
bình chọn cho chị Nguyễn Thị Tuyết Hằng (số TT 11)
bình chọn cho chị Nguyễn Thị Tuyết Hằng (số TT 11)