NỮ DOANH NHÂN TÂM HUYẾT VỚI PHỤ NỮ KHỞI NGHIỆP
Với vai trò UV.BCH Hội nữ Doanh nhân Thành phố (HAWEE), chị Châu Hồng Anh luôn tích cực trong tham gia tổ chức các hoạt động của HAWEE.
Những ngày đầu tháng 4/2018, trên một số báo mạng và các trang mạng xã hội đã chia sẻ về việc 2 trẻ em trai người dân tộc bị ép đi ăn xin ở Sài Gòn.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố đã có nắm tình hình và liên hệ trực tiếp chính quyền, công an địa phương xã Phạm Văn Hai (PVH), huyện Bình Chánh làm rõ sự việc.
Trên các trang mạng xã hội, báo mạng có đăng tiêu đề "Hai trẻ em bị ép đi ăn xin ở Sài Gòn", trong đó, có nêu rằng trẻ bị đánh đập, bị bắt xuống thành phố Hồ Chí Minh để đi ăn xin và bị đánh khi không xin đủ tiền nên hai trẻ tìm cách trốn thoát ra ngoài". Tuy nhiên, khi đi sâu vào sự việc, khai thác thông tin từ nhiều phía, nhiều khía cạnh, từ gia đình thân nhân hai trẻ, từ người quen của gia đình hai trẻ, chính quyền nơi hai trẻ sinh sống thì thông tin không như báo mạng đăng tải.
Hai trẻ là người dân tộc tên Thào A Ch' và Sung A Sính (đều khoảng 11 tuổi), đi lạc và được dân phòng ấp 2, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh phát hiện lúc 2g00 ngày 02/4/2018 khi đi tuần tra. Tên của hai trẻ là do ông Chá - công an khu vực xã Cư Pul, huyện Krong Pông, tỉnh Đắc Lak cung cấp. Hai trẻ được đưa đến trụ sở Ban Nhân dân ấp 2, xã PVH, huyện Bình Chánh để chăm sóc và thu thập thông tin có liên quan đến hai trẻ. Đến 9g00 ngày 03/4/2018, Công an xã PVH đã liên hệ với chính quyền địa phương, nơi hai trẻ cư ngụ trước khi đi lạc là tại tổ 11, ấp 4B, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, sống cùng một người tên Hoàng Văn Tuấn (sn 1989), người được cha mẹ của hai trẻ trực tiếp liên hệ, nhờ nuôi dưỡng và tạo việc làm cho hai trẻ. Công an xã PVH đã làm việc với người thanh niên tên Tuấn này và liên hệ với ông Nguyễn Văn Tâm - Chủ tịch UBND xã Cư Pui, huyện Krong Pông, tỉnh Đắc Lak. Thông tin ban đầu ông Tâm cung cấp sau khi làm việc với cha mẹ hai trẻ là gia đình hai trẻ có giao hai trẻ cho người quen ở thành phố Hồ Chí Minh để phụ việc, không có dấu hiệu chăn dắt hay bắt cóc.
Từ cung cấp của chính quyền địa phương xã Cư Pui, công an xã PVH, huyện Bình Chánh tiếp tục tiến hành xác minh vụ việc và tiến hành lập hồ sơ liên quan đến hai trẻ bàn giao cho Ủy ban nhân dân xã PVH thụ lý trước khi có phản hồi từ gia đình vì sự việc KHÔNG CÓ DẤU HIỆU CHĂN DẮT, XÂM HẠI ĐẾN QUYỀN VÀ SỨC KHỎE CỦA TRẺ EM như một số trang mạng xã hội đã đưa tin.
Đến 18g00 ngày 05/4/2018, gia đình hhai trẻ đã đến đón hai trẻ về nhà.
Từ kkhi phát hiện hai trẻ cho đến khi bàn giao trẻ cho gia đình, Hội LHPN xã PVH đã đến thăm, chăm sóc, lo cho hai trẻ chỗ ăn, mặc, ngủ và thường xuyên giám sát quá trình thu thập thông tin, xác minh vụ việc của chính quyền, công an địa phương.
Từ sự việc này, cho thấy việc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội có hai mặt vấn đề. Sự việc đúng thì tốt, tuy nhiên, khi chưa biết thực hư, người chia sẻ đã vô tình tiếp tay cho kẻ xấu, vô tình tạo làn sóng dư luận gây bất ổn xã hội, chứ chưa hẳn đã giúp đỡ gì cho nạn nhân, người bị hại.
Trước đó không lâu, trên mạng xã hội cũng đã tung tin về trường hợp "2 mẹ con tử vong vì sinh theo trào lưu thuận theo tự nhiên tại nhà" ở phường Thảo Điền, Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh đã được chia sẻ với tốc độ chóng mặt, gây lo lắng hoang mang trong dư luận. Tuy nhiên, khi xác minh thật sự thì không hề có như lời đồn đã đăng tin. Rất may là không có việc đó xảy ra, nhưng việc chia sẻ khi không biết thông tin đúng đắn đã phần nào làm ảnh hưởng đến tâm lý xã hội.
Chính vì vậy, khi chia sẻ thông tin, hãy có suy nghĩ thấu đáo và tỉnh táo hơn.
Phương Trà
với
Bạn chưa có tài khoản? Tạo tài khoản
Đã đăng ký tài khoản? Đăng nhập
Ai không phải là người dân tộc? dùng từ đã có suy nghĩ thấu đáo và tỉnh táo chưa?