A. HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI |
I. Đại hội Phụ nữ Thành phố lần thứ I, nhiệm kỳ 1977 - 1981
- Khai mạc ngày 16.10.1977; bế mạc ngày 21.10.1977.
- Đại biểu chính thức: 529.
- Ban Chấp hành: 55 ủy viên.
- Đại hội đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ: phát động mạnh mẽ phong trào phụ nữ, thực hiện khẩu hiệu giỏi việc nước - đảm việc nhà, phát huy lực lượng và khả năng của phụ nữ trong mọi hoạt động xã hội, trong quản lý kinh tế - văn hóa, quản lý Nhà nước; đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội, vận động một bộ phận tiểu thương chuyển sang lao động sản xuất; phát huy vai trò của phụ nữ trong các tổ chức phân phối lương thực, thực phẩm; góp phần chăm sóc và cải thiện bữa ăn hàng ngày của nhân dân lao động. Tích cực vận động phong trào sinh đẻ có kế hoạch, đẩy mạnh phong trào nuôi con khỏe, dạy con ngoan, xây dựng gia đình văn hóa mới. Mặt khác, Hội chú trọng nhiệm vụ củng cố, phát triển Hội trong tình hình mới.
II. Đại hội Phụ nữ Thành phố lần thứ II, nhiệm kỳ 1981 - 1984
- Khai mạc ngày 04.5.1981; bế mạc ngày 07.5.1981.
- Đại biểu chính thức: 513.
- Ban Chấp hành: 51 ủy viên.
- Đại hội đề ra 03 mục tiêu và 05 nhiệm vụ cụ thể:
* Mục tiêu:
(1) Động viên các tầng lớp phụ nữ Thành phố thực hiện tốt kế hoạch nhà nước hai năm 1981 - 1982. Cụ thể huy động lực lượng lao động nữ trong tất cả các ngành trực tiếp sản xuất, công nghiệp, nông nghiệp, tiểu công nghệ, thủ công nghiệp và các ngành phục vụ cho sản xuất, phấn đấu cùng với ngành mình đạt các chỉ tiêu sản xuất, xuất khẩu do Nhà nước đề ra cho từng năm. Đặc biệt, Hội tác động vào các ngành đông nữ để góp phần hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao.
(2) Phối hợp với các ban, ngành có liên quan, tích cực chăm lo quyền lợi phụ nữ, trẻ em, tổ chức tốt cuộc sống gia đình, xây dựng gia đình văn hóa mới, bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em. Đảm bảo đến cuối năm 1982 giải quyết về cơ bản công ăn, việc làm cho những chị em trong độ tuổi lao động; xây dựng 1/3 số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa mới; quản lý tốt các cháu học sinh mẫu giáo và cấp I, cấp II ngoài giờ học, hạn chế đến mức tối đa tình trạng trẻ em thất học, lêu lỏng, hư hỏng.
(3) Xây dựng Hội vững mạnh từ cơ sở, mở rộng mặt trận liên hiệp phụ nữ, tập hợp đông đảo chị em thuộc các tầng lớp, đưa chị em ra hành động cách mạng. Cải tiến phương thức hoạt động để Hội thật sự làm chỗ dựa cho phụ nữ thực hiện quyền nam nữ bình đẳng, giải phóng phụ nữ. Nhanh chóng nhân rộng số tiểu tổ, phường, xã và cá nhân tiên tiến, thu hẹp số tiểu tổ, đơn vị yếu kém. Phấn đấu đến cuối năm 1982, đạt ít nhất từ 1/2 đến 2/3 số phường, xã tiên tiến toàn diện, từng mặt. Đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực và nhiệt tình công tác phụ nữ để bổ sung vào các cấp Hội và các ngành, nhất là kinh tế, văn hóa, kỹ thuật.
* Nhiệm vụ:
(1) Đẩy mạnh phong trào lao động sản xuất và cộng tác, thực hành tiết kiệm trong các tầng lớp phụ nữ.
(2) Tích cực tham gia công tác phân phối lưu thông và quản lý thị trường.
(3) Tham gia xây dựng lực lượng võ trang, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội, làm tốt công tác hậu phương quân đội.
(4) Tổ chức tốt cuộc sống, xây dựng gia đình văn hóa mới, bảo vệ bà mẹ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
(5) Xây dựng Hội vững mạnh, mở rộng Mặt trận Phụ nữ.
III. Đại hội Phụ nữ Thành phố lần thứ III, nhiệm kỳ 1984 - 1987
- Khai mạc ngày 22.5.1984; bế mạc ngày 26.5.1984.
- Đại biểu chính thức: 500.
- Ban Chấp hành: 57 ủy viên.
- Đại hội đề ra 03 mục tiêu và 06 nhiệm vụ cụ thể:
* Mục tiêu:
(1) Phát động mạnh mẽ phong trào hành động cách mạng của các tầng lớp phụ nữ tham gia thực hiện thắng lợi kế hoạch kinh tế - xã hội 05 năm 1981 - 1985 của Thành phố, lập lại trật tự xã hội chủ nghĩa trong phân phối lưu thông, hoàn thành cơ bản cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp và nông nghiệp. Tích cực góp phần bảo vệ an ninh Tổ quốc và đảm nhiệm tốt công tác hậu phương quân đội.
(2) Thiết thực chăm lo quyền lợi đời sống cho phụ nữ và trẻ em. Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa mới, phát triển kinh tế gia đình, sinh đẻ có kế hoạch, nuôi dạy con tốt.
(3) Xây dựng Hội vững mạnh theo cơ chế mới, mở rộng mặt trận đoàn kết phụ nữ, tăng cường công tác vận động nữ công nhân viên chức và nữ thanh niên. Nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa, ý thức và năng lực làm chủ tập thể cho hội viên và quần chúng phụ nữ, thu hẹp diện phụ nữ chậm tiến.
* Nhiệm vụ:
(1) Vận động phụ nữ các tầng lớp hưởng ứng sôi nổi phong trào lao động sản xuất, công tác, thực hành tiết kiệm, phát triển kinh tế gia đình, góp phần hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Thành phố 02 năm 1984 - 1985.
(2) Phát huy mạnh mẽ vai trò phụ nữ trong phân phối lưu thông, quản lý thị trường, góp phần hoàn thành cơ bản cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thương nghiệp Thành phố, mở rộng mạng lưới phân phối lẻ, tập trung sức giải quyết nhu cầu thiết yếu về đời sống hai bữa ăn cho đồng bào lao động, giảm nhẹ khó khăn cho người phụ nữ nội trợ mọi gia đình.
(3) Tích cực tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch. Ra sức làm tròn nghĩa vụ hậu phương đối với tiền tuyến.
(4) Ra sức chăm lo quyền lợi đời sống cho phụ nữ và trẻ em, đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa mới, nếp sống mới, bảo vệ và chăm sóc, giáo dục thiếu nhi.
(5) Ra sức xây dựng Hội vững mạnh; đổi mới phương thức hoạt động, cải tiến hình thức tổ chức và sinh hoạt Hội; mở rộng mặt trận đoàn kết phụ nữ và tăng cường công tác quốc tế nhân dân của Hội.
(6) Phát động mạnh mẽ phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa, nhân điển hình tiên tiến trong phụ nữ toàn Thành phố; thực hiện giao ước thi đua giữa phụ nữ ba Thành phố, đưa phong trào phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh lên bước phát triển mới, tổ chức tổng kết chuyên đề, rút kinh nghiệm công tác vận động phụ nữ qua 10 năm Thành phố được giải phóng.
IV. Đại hội Phụ nữ Thành phố lần thứ IV, nhiệm kỳ 1987 - 1991
- Khai mạc ngày 26.3.1987; bế mạc ngày 28.3.1987.
- Đại biểu chính thức: 529.
- Ban Chấp hành: 51 ủy viên.
- Đại hội đề ra mục tiêu, nhiệm vụ công tác Hội theo tinh thần chỉ đạo của Thành ủy nhiệm kỳ IV: Hội Liên hiệp phụ nữ có nhiệm vụ đoàn kết giáo dục, động viên các tầng lớp phụ nữ phát huy vai trò làm chủ tập thể, phấn đấu thực hiện nam nữ bình đẳng, tiếp tục đẩy mạnh phong trào người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vận động chị em thi đua sản xuất, công tác, thực hành tiết kiệm, phát triển kinh tế gia đình, tích cực tham gia cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp và nông nghiệp, tham gia phân phối lưu thông, quản lý thị trường, làm tốt công tác hậu phương quân đội. Tăng cường giáo dục, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa và nghề nghiệp cho chị em, giảm đến mức thấp nhất số phụ nữ chậm tiến. Phát triển và củng cố Hội vững mạnh.
V. Đại hội Phụ nữ Thành phố lần thứ V, nhiệm kỳ 1991 - 1996
- Khai mạc ngày 16.1.1991; bế mạc ngày 17.1.1991.
- Đại biểu chính thức: 337.
- Ban Chấp hành: 45 ủy viên.
- Đại hội đề ra 03 mục tiêu và 04 chương trình hành động:
* Mục tiêu:
(1) Giáo dục phát huy truyền thống yêu nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, ý chí độc lập tự chủ, làm cho chị em thấy rõ trách nhiệm quyền lợi của mình trong công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước, tạo ra những phong trào hành động cách mạng sát với phụ nữ, góp phần tổ chức tốt đời sống trên địa bàn dân cư, ổn định tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố.
(2) Phối hợp chăm lo có hiệu quả quyền lợi đời sống của phụ nữ, trẻ em, qua đó gắn bó chị em với Hội, làm cho Hội thật sự là chỗ dựa của phụ nữ. Nâng cao vai trò, vị trí của Hội tham gia quản lý Nhà nước, qua kiểm tra việc thực hiện chủ trương, chính sách đối với phụ nữ, trẻ em và đề xuất những vấn đề cụ thể.
(3) Thông qua việc đổi mới nội dung phương thức hoạt động mở rộng hình thức tập hợp quần chúng, xây dựng đội ngũ cán bộ và lực lượng hội viên nòng cốt trong các phong trào, củng cố tổ chức Hội đạt yêu cầu về chiều rộng và chiều sâu.
* Chương trình:
(1) Giáo dục kiến thức, động viên phụ nữ tự rèn luyện nâng cao trình độ năng lực, thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong gia đình và xã hội.
(2) Phụ nữ với hoạt động xã hội, chăm lo quyền lợi và đời sống của trẻ em.
(3) Phụ nữ với vận động xây dựng gia đình, nuôi dạy con.
(4) Xây dựng lực lượng Hội, mở rộng mặt trận đoàn kết phụ nữ.
VI. Đại hội Phụ nữ Thành phố lần thứ VI, nhiệm kỳ 1996 - 2000
- Khai mạc ngày 01.10.1996; bế mạc 02.10.1996.
- Đại biểu chính thức: 500.
- Ban Chấp hành: 55 ủy viên.
- Đại hội đề ra 04 mục tiêu, 06 chương trình hành động:
* Mục tiêu:
(1) Đoàn kết rộng rãi các tầng lớp phụ nữ, phát huy mọi tiềm năng, sức sáng tạo, tinh thần tự lực tự cường, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần VI.
(2) Đẩy mạnh phong trào tự rèn luyện nhằm nâng cao kiến thức mọi mặt cho phụ nữ, phấn đấu vì sự bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ.
(3) Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, xây dựng gia đình no ấm - bình đẳng - tiến bộ - hạnh phúc.
(4) Củng cố, nâng chất lượng hoạt động Hội, phát triển Hội viên, xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, nhằm phát huy vai trò đại diện chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của phụ nữ.
* Chương trình:
(1) Nâng cao trình độ kiến thức và năng lực cho phụ nữ.
(2) Hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần phát triển kinh tế Thành phố.
(3) Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
(4) Xây dựng củng cố tổ chức Hội vững mạnh, mở rộng mặt trận đoàn kết phụ nữ.
(5) Nghiên cứu, kiểm tra, giám sát bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ, trẻ em.
(6) Công tác quốc tế nhân dân.
VII. Đại hội Phụ nữ Thành phố lần thứ VII, nhiệm kỳ 2001 - 2006
- Khai mạc ngày 16.10.2001; bế mạc ngày 18.10.2001.
- Đại biểu chính thức: 578.
- Ban Chấp hành: 53 ủy viên.
- Đại hội đề ra 04 mục tiêu, 06 chương trình hoạt động trọng tâm và 05 công trình trọng điểm:
* Mục tiêu:
(1) Đoàn kết rộng rãi các tầng lớp phụ nữ, khuyến khích chị em phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, phấn đấu rèn luyện theo các chuẩn mực của người phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa “Yêu nước, có tri thức, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu”; ra sức tham gia thực hiện thắng lợi 12 chương trình và công trình trọng điểm của Thành phố do Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VII đề ra, đặc biệt là các chương trình thực hiện mục tiêu 3 giảm, chương trình trật tự đô thị, chương trình di dời và tái định cư 10.000 hộ dân sống trên và ven kênh rạch.
(2) Từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Đặc biệt quan tâm hỗ trợ giải quyết việc làm và tăng dần thu nhập cho phụ nữ; quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao dân trí cho phụ nữ nghèo, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, phụ nữ diện chính sách neo đơn, phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ chậm tiến, phụ nữ từ các tỉnh nhập cư vào Thành phố thuộc diện khó khăn…, phấn đấu xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
(3) Phát triển đội ngũ cán bộ nữ trên các lĩnh vực, quan tâm đề xuất quy hoạch đào tạo cán bộ nữ trẻ có phẩm chất, năng lực, kiến thức và trình độ, góp phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới.
(4) Tập trung củng cố cơ sở Hội ở tận tổ phụ nữ, đa dạng hóa các loại hình tập hợp nhằm thu hút đông đảo phụ nữ thuộc các địa bàn và ngành nghề tích cực hưởng ứng các phong trào phụ nữ, phát triển hội viên và nâng cao chất lượng chính trị của hội viên để tham gia xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh. Quan tâm tác động phát triển Đảng cho cán bộ Hội chủ chốt ở cơ sở đi liền với giới thiệu hội viên ưu tú cho Đảng để bồi dưỡng, phát triển thành đảng viên.
* Chương trình:
(1) Nâng cao năng lực và trình độ mọi mặt của phụ nữ - xóa mù chữ 3.000 hội viên.
(2) Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng - một tỷ đồng vốn tín dụng mỗi năm.
(3) Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và tham gia công tác xã hội từ thiện - 100% khu phố và ấp có Câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc.
(4) Xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh - 100% cán bộ chủ chốt sử dụng máy vi tính.
(5) Tham gia xây dựng và kiểm tra giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng nam - nữ - 27% nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
(6) Hoạt động đối ngoại.
* Công trình trọng điểm:
(1) Xóa mù chữ cho 3.000 hội viên, phụ nữ.
(2) Mỗi khu phố và ấp 01 câu lạc bộ Xây dựng gia đình hạnh phúc.
(3) 500 hệ điện mặt trời cho các hộ gia đình vùng sâu, vùng xa.
(4) 15.000 nhà vệ sinh tự hoại ở ngoại thành.
(5) 100% hộ gia đình hội viên, phụ nữ cam kết và phấn đấu thực hiện 4 không với ma túy.
VIII. Đại hội Phụ nữ Thành phố lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2006 - 2011
- Khai mạc ngày 16.10.2006; bế mạc ngày 17.10.2006.
- Đại biểu chính thức: 579.
- Ban Chấp hành: 57 ủy viên.
- Đại hội đề ra các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể sau:
* Mục tiêu:
Đoàn kết, vận động các tầng lớp phụ nữ hăng hái tham gia phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” nhằm phát huy tiềm năng, tinh thần năng động, sáng tạo trong các tầng lớp phụ nữ, chủ động tham gia phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố; tiếp tục nâng cao chất lượng sống cho phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới; xây dựng người phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh yêu nước, năng động, sáng tạo, trung hậu, đảm đang; xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh.
* Nhiệm vụ:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ; xây dựng người phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh yêu nước, năng động, sáng tạo, trung hậu, đảm đang.
- Nâng cao hiệu quả chương trình tín dụng hỗ trợ phụ nữ vượt nghèo, phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.
- Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
- Xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh, thực hiện tốt chức năng đại diện của tổ chức Hội, mở rộng đoàn kết các tầng lớp phụ nữ.
- Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế; tham gia thực hiện chính sách an sinh xã hội của Thành phố; tích cực hưởng ứng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.
IX. Đại hội Phụ nữ Thành phố lần thứ IX, nhiệm kỳ 2011 - 2016
- Họp từ ngày 17 - 18.10.2011
- Đại biểu chính thức: 610.
- Ban Chấp hành: 65 ủy viên.
- Đại hội đề ra các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể sau:
* Mục tiêu:
Đoàn kết rộng rãi các tầng lớp phụ nữ Thành phố, phát huy mọi tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ, đẩy mạnh phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, chủ động tham gia phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, thực hiện chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, thiết thực, chăm lo đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần, không ngừng nâng cao trình độ, vị thế của phụ nữ trong mọi lĩnh vực, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới tạo bước chuyển mạnh mẽ về nhận thức, thu hẹp khoảng cách về giới; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
* Nhiệm vụ:
(1) Tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện chủ trương, luật pháp, chính sách; rèn luyện phẩm chất đạo đức; nâng cao trình độ nhận thức.
(2) Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
(3) Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường.
(4) Tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện và giám sát luật pháp, chính sách về bình đẳng giới.
(5) Xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh.
(6) Tăng cường công tác đối ngoài và hợp tác quốc tế.
* Công trình:
(1) Tôn tạo Nhà tưởng niệm Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Rành tại xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi.
(2) Vận động xây dựng thí điểm hai điểm giữ trẻ gia đình tại quận Bình Tân và quận Thủ Đức; tổ chức đào tạo và phát triển lực lượng nuôi giữ trẻ gia đình.
(3) Tổ chức chương trình đào tạo trực tuyến về: kỹ năng công tác xã hội cho cán bộ Hội các cấp; kỹ năng tư vấn cho tuyên truyền viên cơ sở; kỹ năng thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” cho cán bộ, hội viên, phụ nữ.
(4) Phấn đấu thực hiện mảng cây xanh tại 100% hộ gia đình ở 05 huyện ngoại thành.
(5) Xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức của Báo Phụ nữ Thành phố.
(6) Xây dựng và đưa vào hoạt động Cơ sở II Nhà Văn hóa Phụ nữ Thành phố.
X. Đại hội Phụ nữ Thành phố lần thứ X, nhiệm kỳ 2016 - 2021
- Khai mạc ngày 17.10.2016; bế mạc ngày 19.10.2016
- Đại biểu chính thức: 483.
- Ban Chấp hành: 68 ủy viên.
- Đại hội đề ra các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể sau:
* Mục tiêu:
Đoàn kết rộng rãi các tầng lớp phụ nữ Thành phố; phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc; tham gia xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh “có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình”. Tiếp tục thực hiện chiến lược, chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới và công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động Hội, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; thực hiện tốt chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ.
* Nhiệm vụ:
(1) Phát động Phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và 02 cuộc vận động “Rèn luyện phẩm chất đạo đức tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” và “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”.
(2) Thực hiện 03 nhiệm vụ trọng tâm:
+ Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện, xây dựng gia đình hạnh phúc.
+ Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế bền vững.
+ Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, thực hiện giám sát, phản biện xã hội.
* Công trình trọng điểm:
(1) Thực hiện bộ sách “85 năm lịch sử phong trào phụ nữ Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh”.
(2) Xây dựng mới Nhà Văn hóa Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh - Cơ sở 1.
(3) Thực hiện Đề án “Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập đô thị trong nữ công nhân nhà trọ và khu lưu trú giai đoạn 2016 - 2021”.
(4) Xây dựng 300 tuyến đường, hẻm đạt tiêu chí “sạch ngõ” trong thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và tiêu chí tuyến đường “văn minh - mỹ quan đô thị”.
(5) Trong nhiệm kỳ hỗ trợ thành lập được ít nhất 03 hợp tác xã.
B. NHỮNG NỘI DUNG TRỌNG TÂM VỀ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHỤ NỮ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2021 - 2026 |
I. Đại hội Đại biểu Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 dự kiến tổ chức ngày 20/12/2021 với sự tham gia của 300 đại biểu chính thức, trong đó có 59 đại biểu đương nhiên, 26 đại biểu chỉ định và 215 đại biểu được bầu từ Đại hội đại biểu Phụ nữ cấp quận, huyện, Thành phố Thủ Đức và Hội Phụ nữ 03 đơn vị Lực lựng vũ trang Thành phố.
II. Chủ đề Đại hội: “Đoàn kết - Sáng tạo - Khát vọng vươn lên - Phát triển bền vững”
III. Đại hội tập trung thực hiện các nhiệm vụ:
- Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X, nhiệm kỳ 2016 – 2021; Kiểm điểm hoạt động Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2016 – 2021.
- Đề ra mục tiêu, phương hướng hoạt động Hội và phong trào phụ nữ nhiệm kỳ 2021 – 2026.
- Thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu Phụ nữ Thành phố lần thứ XI và dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu Phụ nữ Toàn quốc lần thứ XIII.
- Bầu cử Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021 - 2026.
- Bầu Đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu Phụ nữ Toàn quốc lần thứ XIII.
IV. Những nội dung trọng tâm trong dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI
1. Kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X
Năm năm qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, của Thành ủy, sự hỗ trợ của chính quyền, các ban, ngành đoàn thể, sự đồng thuận của cán bộ, hội viên phụ nữ thành phố, BCH Hội LHPN Thành phố Hồ Chí Minh đã có sự tập trung cải tiến, nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý trong hệ thống Hội; nghiên cứu đầu tư các mô hình, giải pháp thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động và nhiệm vụ trọng tâm của Hội, tạo khí thế thi đua sôi nổi thu hút sự tham gia, sáng tạo, trách nhiệm trong cán bộ, hội viên, phụ nữ. Công tác phụ nữ, bình đẳng giới trên địa bàn thành phố đạt nhiều kết quả nổi bật, ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ điển hình tiêu biểu trên các lĩnh vực. Các nội dung hoạt động của Hội cơ bản đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của hội viên, phụ nữ, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc. Qua các phong trào, hoạt động Hội, phụ nữ ngày càng thể hiện ý thức, trách nhiệm công dân, chủ động tham gia hoạt động xã hội, phát huy tinh thần nhân ái, nghĩa tình của người dân thành phố và đạt được một số kết quả nổi bật sau:
1.1. Kết quả phong trào phụ nữ Thành phố
Phụ nữ thành phố chiếm tỷ lệ 51,3% dân số toàn thành phố, tổng số hội viên 1.531.667 người, tỷ lệ tập hợp hội viên đạt 85,27%. Hệ thống tổ chức Hội được củng cố và phát triển rộng khắp địa bàn dân cư, ở các khu nhà trọ, khu đô thị mới. Vai trò của tổ chức Hội và các đoàn thể ngày càng phát huy tính đại diện, góp phần xây dựng hệ thống chính trị thành phố vững mạnh. Kế thừa truyền thống vẻ vang của phong trào phụ nữ Sài gòn - Gia Định năm xưa, trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phụ nữ Thành phố càng thể hiện rõ bản lĩnh, tự tin, chủ động hòa nhập, thích ứng nhanh với cái mới, chủ động tiếp cận với công nghệ thông tin, chuyển đổi số, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Dù ở bất cứ vị trí, hoàn cảnh nào, phụ nữ Thành phố đều phát huy vai trò, trí tuệ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, sáng tạo, nhân ái, nghĩa tình, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trong lĩnh vực chính trị, phụ nữ ngày càng ý thức quyền và trách nhiệm, thực hiện dân chủ ở cơ sở, tích cực tham gia đóng góp xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Tỷ lệ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và nữ trúng cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 đạt tỷ lệ cao: cấp cơ sở 41,03% (tăng 17,2%), cấp quận/huyện 33,23% (tăng 11,54%), cấp thành phố 20,96% (21,74%). Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XV là 30%, nữ đại biểu HĐND thành phố đạt 43,62% (43,80%), Thành phố Thủ Đức đạt 40%, cấp huyện đạt 37,27% (39,34%), cấp xã đạt 36,49% (40,27%). Số đảng viên nữ được kết nạp hàng năm tỷ lệ trên 46%[1].. Trong lĩnh vực kinh tế, phụ nữ chủ động nắm bắt kỹ thuật, công nghệ, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và thương hiệu sản phẩm chiếm lĩnh thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu, chủ động tham gia khôi phục, giữ gìn và phát triển làng nghề truyền thống của địa phương, góp phần nâng giá trị tăng thêm công nghiệp chiếm 17.93% GRDP, đứng đầu cả nước[2]. Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, phụ nữ tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Phụ nữ thành phố chung sức xây dựng nông thôn mới”, mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vươn lên thoát nghèo làm giàu chính đáng. Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ, phụ nữ ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực của thành phố; chị em đã không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, say mê nghiên cứu khoa học, đổi mới phương pháp giảng dạy, tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”; các nhà khoa học nữ nỗ lực nghiên cứu, tham gia chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, có 116 phụ nữ làm chủ nhiệm đề tài khoa học cấp thành phố trong tổng số 455 đề tài, chiếm 25,5%[3], có 03 tập thể, 06 cá nhân vinh dự nhận giải thưởng Phụ nữ Việt Nam[4]. Trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chị em luôn gương mẫu nêu cao phẩm chất đạo đức cách mạng, không ngừng học tập, rèn luyện vượt qua khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần vào xây dựng thế trận lòng dân, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội[5], bản lĩnh, tự tin trong các mặt công tác, chiến đấu. Trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch: phụ nữ ngày càng thể hiện tài năng và sự đóng góp vào sự phát triển trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch của thành phố. Nhiều nữ nghệ sĩ vinh dự được Nhà nước phong tặng nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú[6]; nhiều vận động viên nữ đạt thành tích cao trong các giải thi đấu quốc gia, khu vực và quốc tế[7]. Nữ doanh nhân Thành phố năng động, sáng tạo trong kinh doanh sản xuất, từng bước phát triển và hội nhập, tạo việc làm ổn định cho hàng triệu lao động, đặc biệt là lao động nữ; tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội. Nữ công nhân lao động ngày càng nâng cao nhận thức, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Nữ thanh niên thành phố với tinh thần sáng tạo, tình nguyện, xung kích, tích cực tham gia phong trào và hoạt động phát triển cộng đồng, tiên phong đi đầu trong các hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đồng hành cùng thanh niên trong các chương trình khởi nghiệp, lập nghiệp. Phụ nữ các giới tích cực tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại địa bàn dân cư; tích cực tuyên truyền, vận động, xây dựng gia đình văn hóa, gia đình hạnh phúc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa,…
Nhìn chung, ở vị trí, lĩnh vực nào, trong tất cả các thành phần, dân tộc, tôn giáo, ở mọi lứa tuổi, hoàn cảnh, phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh luôn phát huy các phẩm chất truyền thống tốt đẹp, đoàn kết, sáng tạo, nghĩa tình, nỗ lực phấn đấu, tự tin khẳng định mình, thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, thúc đẩy sự phát triển của ngành, địa phương và thành phố; góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong gia đình, phụ nữ ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng; tích cực lao động nâng cao thu nhập, tổ chức tốt cuộc sống gia đình, chăm lo giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, phong trào phụ nữ thành phố có lúc, có nơi chưa bắt kịp với nhu cầu của các tầng lớp phụ nữ và yêu cầu hội nhập, phát triển; chưa khơi dậy nhiều tiềm năng, sức sáng tạo, sự đóng góp xứng tầm với sự phát triển của thành phố, nhất là lĩnh vực nghiên cứu, phát triển kinh tế bền vững. Đời sống vật chất, tinh thần của nữ lao động tự do, nữ công nhân ở các khu nhà trọ, phụ nữ yếu thế vẫn còn nhiều khó khăn. Trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của một bộ phận lao động nữ chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập, phát triển, ảnh hưởng đến năng suất, thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó tỷ suất sinh ở thành phố có chiều hướng giảm (hiện ở mức 1,35 con/phụ nữ), ảnh hưởng đến nguồn nhân lực phát triển trong tương lai.
1.2. Kết quả hoạt động Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh
1.2.1. Công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng ngày càng đi vào chiều sâu tác động đến phụ nữ các giới
Được các cấp Hội trên địa bàn thành phố tập trung thực hiện qua việc đa dạng hóa các ấn phẩm tuyên truyền[8], cải tiến các hình thức tuyên truyền, vận động phù hợp với các nhóm phụ nữ. Nổi bật là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền với nhiều hình thức và nội dung đa dạng, giúp hội viên phụ nữ dễ dàng tiếp cận thông tin hơn[9].
Công tác giáo dục truyền thống[10], giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho các tầng lớp phụ nữ gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và cuộc vận động “Rèn luyện phẩm chất đạo đức tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”, cùng với nhiều hoạt động, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đã góp phần nâng cao nhận thức, định hướng tư tưởng, giáo dục thẩm mỹ, khuyến khích tinh thần lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc, tích cực chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng ở địa phương.
Công tác tuyên truyền, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái được các cấp Hội tích cực thực hiện qua việc sử dụng hiệu quả các trang mạng xã hội của các cấp Hội để lan tỏa thông tin tích cực, nắm bắt tình hình, kịp thời đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thể hiện quan điểm, chính kiến của Hội đối với các vấn đề hội viên, phụ nữ quan tâm.
Phát huy vai trò cơ quan ngôn luận của Hội LHPN thành phố, Báo Phụ nữ thành phố[11] đã nâng chất lượng hoạt động Báo điện tử Phunuonline, mở nhiều chuyên mục, chuyên trang tuyên truyền về giới, bình đẳng giới,…[12], tăng cường tuyên truyền gương điển hình, mô hình, cách làm hay của cán bộ, hội viên, phụ nữ.
1.2.2 Công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh được triển khai sâu rộng, thu hút sự tham gia của cộng đồng.
Các cấp Hội Phụ nữ chủ động triển khai thực hiện hiệu quả các chiến lược, chương trình, đề án, dự án của Chính phủ có liên quan đến công tác phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới. Nổi bật là Đề án 404 “Hỗ trợ phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất đến năm 2020” với nhiều cách làm hiệu quả: xây dựng kênh thông tin tiếp nhận tin báo về vụ việc vi phạm quyền trẻ em[13], hướng dẫn cơ sở thành lập “Nhóm phụ huynh nòng cốt” [14]; gắn camera, hỗ trợ trang thiết bị, đồ dùng học tập, đồ chơi; bố trí vốn đầu tư xây dựng các trường mầm non công lập.
Thực hiện Dự án 3 - Đề án 279 “Phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020”, Hội đã tổ chức lớp tập huấn kiến thức tiền hôn nhân giai đoạn 2017 - 2021 cho các cặp đôi chuẩn bị kết hôn. Đến tháng 10 năm 2021 các cấp Hội đã tổ chức 108 lớp với 12.259 học viên[15]. Năm 2021, triển khai tổ chức lớp tập huấn tiền hôn nhân trên Hệ thống đào tạo trực tuyến của Hội LHPN Thành phố, có 21.198 học viên đăng ký tham gia.
Mô hình “Chi hội chủ động thực hiện 5 không, 3 sạch, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”[16], gắn kết 8 tiêu chí 5 không 3 sạch với 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới đã được các cấp Hội thực hiện hiệu quả, bằng các công trình, phần việc cụ thể như: hỗ trợ xây dựng mái ấm tình thương, cấp thẻ bảo hiểm y tế, tặng học bổng, góc học tập, phương tiện sinh kế… với tổng số tiền hỗ trợ trên 9,7 tỷ đồng. Trong nhiệm kỳ, có 84.380 hộ gia đình được Hội giúp đạt 8 tiêu chí; toàn thành có 1.294.311 hộ gia đình đạt tiêu chí 5 không, 3 sạch, (tỷ lệ 95,7%).
Việc tổ chức thực hiện chủ đề An toàn cho phụ nữ và trẻ em hàng năm với các nội dung, tiêu chí, mục tiêu cụ thể đã góp phần xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh của phụ nữ, trẻ em. Nhiều mô hình được xây dựng đã phát huy hiệu quả, có sự phối hợp hành động giữa các ngành, đơn vị và sự phối hợp chặt chẽ trong cộng đồng[17]. Nhiều chương trình an sinh xã hội của các cấp Hội rất sát thực, kịp thời đến nhiều đối tượng phụ nữ; các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, hậu phương, quân đội, chăm lo gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em khuyết tật, trẻ em bị xâm hại… có sức lan tỏa, thu hút nhiều cá nhân, doanh nghiệp, đơn vị, cùng đồng hành tham gia[18]. Mô hình “Ngày hội nữ tu làm công tác xã hội từ thiện” của Hội LHPN Thành phố vinh dự được nhận giải thưởng Đại đoàn kết toàn dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ I năm 2020. Tính đến cuối nhiệm kỳ, các cấp Hội đã huy động được trên 248 tỷ đồng thực hiện các hoạt động an sinh xã hội (tăng 133,4% so với nhiệm kỳ trước). Chương trình đồng hành cùng phụ nữ biên cương, Hội LHPN Thành phố ký kết hỗ trợ 4 xã của 2 tỉnh Gia Lai và Quảng Trị với tổng kinh phí thực hiện hơn 7,6 tỷ đồng.
Đặc biệt, trong đợt dịch Covid - 19 bùng phát, các cấp Hội Phụ nữ Thành phố đã có nhiều mô hình, cách làm hiệu quả như: chương trình “Đồng hành vượt cạn” hỗ trợ hơn 1.000 thai phụ sinh nở an toàn, chương trình “Vòng tay yêu thương” chăm sóc, đỡ đầu hơn 1.800 trẻ em mồ côi, khó khăn do Covid-19; gần 10.000 phần quà hưởng ứng chương trình “Triệu phần quà san sẽ yêu thương”; may tặng khẩu trang, bếp nhà Hội, đi chợ giúp dân, siêu thị 0 đồng, hỗ trợ lương thực, thực phẩm... đã khẳng định vai trò, vị trí của tổ chức Hội trong các hoạt động vì cộng đồng.
1.2.3. Công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển kinh tế bền vững, tăng cường kết nối hỗ trợ khởi nghiệp được đẩy mạnh thực hiện
Tăng cường kết nối, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững:
Thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2017 – 2025, các cấp Hội đã có nhiều giải pháp, hoạt động sáng tạo để hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh như: chương trình “Cafe khởi nghiệp chia sẻ để vươn cao”, “Ngày hội kết nối sản phẩm khởi nghiệp”, xây dựng và hỗ trợ các kênh kinh doanh online,…Tổ chức tập huấn hỗ trợ hoàn thiện 439 ý tưởng kinh doanh, dự án khởi nghiệp; tiếp nhận, hỗ trợ 45 ý tưởng dự án tham gia các cuộc thi khởi nghiệp do thành phố và Trung ương Hội tổ chức[19].
Hội Nữ Doanh nhân thành phố phát huy tốt vai trò nòng cốt, giúp quảng bá, đưa sản phẩm tiếp cận thị trường, giúp chị em phụ nữ nâng cao năng lực, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm quản lý kinh doanh. Hoạt động khởi nghiệp thông qua phát huy kinh tế tập thể, tổ hợp tác, hợp tác xã cũng được các cấp Hội tích cực phối hợp thực hiện, hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn của từng đơn vị khi thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác, giúp phát huy vai trò phụ nữ trong kinh tế tập thể[20].
Chương trình trợ vốn tín dụng tiết kiệm được mở rộng đến nhiều đối tượng phụ nữ. Trong 5 năm qua các cấp Hội đã hỗ trợ 1.246 tỷ đồng cho 197.000 hội viên phụ nữ và nhận ủy thác nguồn vốn Ngân hàng chính sách xã hội với tổng số dư nợ đến 31 tháng 10 năm 2021 là 2.507,449 tỷ đồng, tăng 313 % so với đầu nhiệm kỳ, tỷ lệ thu hồi đạt trên 99,8%. Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 đã có nhiều giải pháp hỗ trợ hội viên, phụ nữ vay vốn như giãn thời gian vay và thu chậm hơn theo kế hoạch, hợp đồng, giảm lãi suất cho vay; khi dịch được kiểm soát, đẩy mạnh hỗ trợ nguồn vốn tín dụng tiết kiệm đến từng khu dân cư nhằm giúp các hộ gia đình tránh tình trạng bị rơi vào “tín dụng đen”.
Phong trào “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo” được các cấp Hội duy trì liên tục 26 năm qua với kết quả vận động đạt trên 4 tỷ đồng/năm. Mô hình “Tiết kiệm tại chi tổ Hội”, các tổ, nhóm tín dụng tiết kiệm đã huy động được nội lực của hội viên, phụ nữ tại chi, tổ Hội đã giúp 332.000 thành viên, số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được Hội giúp thoát nghèo theo hướng đa chiều vượt 119%/chỉ tiêu của cả nhiệm kỳ (3.284/1.500). Hoạt động tư vấn, dạy nghề và giới thiệu việc làm được Hội đẩy mạnh thông qua công tác tuyên truyền giới thiệu về các thông tin thị trường lao động, nâng cao nhận thức của phụ nữ trong định hướng chọn nghề, việc làm, giúp phụ nữ xác định lựa chọn nghề học, lựa chọn việc làm phù hợp[21]. Phát huy vai trò Nhà Văn hóa Phụ nữ thành phố, đơn vị tiếp tục đầu tư, nâng chất và đổi mới trong nhiều lĩnh vực hoạt động, mạnh dạn thử nghiệm và mở rộng liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước để cập nhật các kỹ thuật và xu hướng mới, từ đó ứng dụng vào các chương trình đào tạo, hướng dẫn kỹ năng và định hướng thẩm mỹ giúp chị em có thêm kiến thức và các kỹ năng cần thiết để giáo dục con cái, xây dựng gia đình hạnh phúc.
Phụ nữ tham gia thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, có nhiều nét mới:
Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, phối hợp VOH thực hiện chuyên mục “Vươn cao cùng hàng Việt”, phối hợp Saigon Co.op duy trì, phát triển các cửa hàng Co.op Smile liên kết, xây dựng các cửa hàng, điểm bán sản phẩm nông sản an toàn[22], điểm bán hàng bình ổn,…Vận động thương nhân đăng ký phong trào “Người kinh doanh văn minh”, tỷ lệ đạt hàng năm hơn 80%.
Các cấp Hội đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp tham gia chương trình đột phá “Giảm ô nhiễm môi trường”, phong trào “Chống rác thải nhựa” và Cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước”. Các cấp Hội trồng 42.278 cây xanh, xây dựng 779 tuyến đường, hẻm đạt tiêu chí “Hẻm sạch”, “Tuyến đường văn minh - mỹ quan đô thị”.
1.2.4. Tập trung nhiều giải pháp xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; thực hiện giám sát, phản biện xã hội; đẩy mạnh công tác đối ngoại nhân dân
Các cấp hội Phụ nữ từ thành phố đến cơ sở tập trung đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh:
Việc đổi mới nội dung phương thức hoạt động theo Kết luận số 62-KL/TW[23] thể hiện rõ quyết tâm của các cấp Hội, tạo sự chuyển biến tích cực, các hoạt động hướng về cơ sở thực chất, hiệu quả. Khắc phục được hành chính hóa trong công tác Hội, tiêu biểu trong nhiệm kỳ là xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ hội viên, sổ sách trong hệ thống Hội[24], triển khai thực hiện dự án “Hiệu chỉnh phần mềm quản lý văn bản mã nguồn mở tại Hội LHPN Thành phố Hồ Chí Minh”[25], hệ thống đào tạo trực tuyến[26], cùng với việc nâng chất hoạt động các kênh thông tin, mạng xã hội của Hội LHPN thành phố[27].
Cùng với thực hiện Chương trình đột phá “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” của Thành phố, Hội đã đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ Hội đủ tiêu chuẩn, tạo nguồn cán bộ nữ cho hệ thống chính trị thông qua tổ chức thực hiện các đề án, hệ thống đào tạo trực tuyến, chú trọng đầu tư hơn về nghiệp vụ công tác phụ nữ và trình độ chuyên môn, lý luận chính trị[28]; thực hiện có hiệu quả Đề án 1891/QĐ-TTg[29] và 1893/QĐ-TTg[30] của Thủ tướng Chính phủ, Hội đã đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, hội viên phụ nữ[31].
Tập trung mở rộng xây dựng lực lượng, thu hút phụ nữ các giới, thành lập tổ chức Hội trong các doanh nghiệp, trường mầm non[32], các khu nhà trọ[33], khu chung cư[34]…Tổng số hội viên toàn thành phố đến tháng 10 năm 2021 là 1.531.667, tỷ lệ tập hợp hội viên đạt 85,27% (tăng 13% so với đầu nhiệm kỳ)[35], chất lượng sinh hoạt hội viên ở cơ sở Hội được nâng lên.
Thực hiện tốt công tác tham mưu sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp trực thuộc theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW[36] và Chương trình hành động số 33-CTrHĐ/TU[37]. Tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy triển khai thực hiện Quy định 212-QĐ/TW[38] sắp xếp bộ máy cơ quan chuyên trách Hội LHPN thành phố; xây dựng đề án nhân sự BCH Hội LHPN thành phố Thủ Đức khi được sáp nhập từ Quận 2, 9 và Thủ Đức.
Tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; tham mưu đề xuất chính sách; thực hiện giám sát và phản biện xã hội:
Công tác giám sát của các cấp Hội ngày càng phát huy hiệu quả, từng bước thể hiện được vai trò đại diện của tổ chức Hội trong chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, phụ nữ. Trong nhiệm kỳ, Hội tham mưu đề xuất chính sách đối với phụ nữ dân tộc thiểu số và lao động nữ hoạt động không chuyên trách ở phường, xã, thị trấn trên địa bàn Thành phố[39]; tham gia đóng góp ý kiến đối với 55 dự thảo, dự án Luật, các văn bản hướng dẫn thi hành của các bộ, ngành trong thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến phụ nữ, gia đình, bình đẳng giới và cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh … [40]. Các ý kiến đề xuất của Hội liên quan đến phụ nữ, cán bộ nữ [41] đã được Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố ghi nhận, cụ thể hóa thành chủ trương, chính sách trong từng khâu quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng cán bộ nữ.
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2020 đã tạo chuyển biến tích cực. Đội ngũ cán nữ, cán bộ Hội được đào tạo và trưởng thành, trình độ năng lực tiếp tục được nâng lên. Trong nhiệm kỳ, có 6.383 nữ được cử đi đào tạo trong nước (tỷ lệ 50,91%), 15 nữ được cử đi đào tạo ngoài nước (tỷ lệ 28,85%)[42]. Nữ tham gia cấp ủy, đại biểu Quốc Hội, HĐND các cấp đều đạt tỷ lệ cao, có 351 cán bộ Hội tham gia cấp ủy; 94 cán bộ Hội trúng cử đại biểu HĐND các cấp. Những kết quả trên có sự đóng góp quan trọng của tổ chức Hội trong việc tham mưu, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ nữ của thành phố.
Hội LHPN Thành phố tổ chức thực hiện 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: “Công tác giám sát của các cấp Hội LHPN Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp” và đề tài “Công tác phòng, chống xâm hại trẻ em của các cấp Hội LHPN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp”. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào quá trình quản lý, hoạch định, điều chỉnh, bổ sung chính sách, làm cho chính sách, luật ngày càng trở nên thiết thực và đi sâu vào cuộc sống. Các cấp Hội thường xuyên thực hiện giám sát các cơ quan chức năng trong giải quyết các vụ việc liên quan đến phụ nữ và trẻ em[43], không để xảy ra trường hợp bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em Hội biết mà không lên tiếng kịp thời, đã đem lại một số hiệu quả nhất định, một số vụ việc đã được các cơ quan chức năng giải quyết đưa ra truy tố, xét xử kịp thời góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của phụ nữ và trẻ em.
Hoạt động hòa giải, tư vấn pháp luật, giải quyết đơn thư[44] được Hội chú trọng, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để vào cuộc quyết liệt, kiên trì với mục tiêu bảo vệ quyền lợi của nạn nhân bị xâm hại, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, truy tố đúng người, đúng tội.
Đẩy mạnh công tác đối ngoại nhân dân và hợp tác quốc tế:
Tăng cường thực hiện các hoạt động ký kết, thỏa thuận quan hệ song phương, hợp tác, giao lưu với nước bạn Lào, tiếp tục ký kết Biên bản ghi nhớ với Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn - Lào về định hướng hợp tác giai đoạn 2016 - 2021[45], ký mới Biên bản ghi nhớ về định hướng hợp tác với Hội LHPN Tỉnh Champasak - Lào giai đoạn 2018 - 2022[46].
Nỗ lực cùng các đơn vị hỗ trợ hội viên phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh qua việc phối hợp với Tổ chức IECD, Viện nghiên cứu phát triển Châu Âu[47] về “Đào tạo kỹ năng quản lý và hỗ trợ kinh doanh cho đối tượng kinh doanh nhỏ và siêu nhỏ”[48]. Tham gia triển khai thực hiện thí điểm chương trình “Sinh viên Lào với gia đình Việt”. Hội LHPN các cấp tiếp tục khai thác, duy trì và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ các tổ chức nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh[49], góp phần hỗ trợ hoạt động chăm lo cho hội viên phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố.
1. 3. Kết quả thực hiện chỉ tiêu, công trình trọng điểm, khâu đột phá Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ Thành phố lần thứ X
1.3.1. Kết quả thực hiện 11 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ thành phố lần thứ X:
Có 6/11 chỉ tiêu vượt, 03/11 chỉ tiêu đạt, còn 01 chỉ tiêu về chuẩn chức danh cán bộ Hội chưa đạt (còn 53 chị cán bộ Hội cấp quận, huyện và cơ sở chưa học nghiệp vụ công tác Hội, 21 chị chưa học cao cấp, trung cấp lý luận chính trị do cán bộ Hội mới được bổ nhiệm, luân chuyển, chưa tham dự các lớp).
Nổi bật là chỉ tiêu về an sinh xã hội[50], trồng cây xanh góp phần giảm ô nhiễm môi trường[51], vận động nam, nữ thanh niên học lớp tập huấn kiến thức tiền hôn nhân[52].
1.3.2. Kết quả thực hiệc các công trình trọng điểm
- Hoàn thành bộ sách “Phong trào Phụ nữ Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1930 - 2015”, gồm 2 tập.
- Thực hiện Đề án “Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập đô thị trong nữ công nhân, lao động khu lưu trú - nhà trọ giai đoạn 2017 - 2021” với kết quả tổ chức hơn 443 cuộc truyền thông tại các khu nhà trọ, 56 cuộc tại Công ty TNHH PouYuen, có 52.000 lượt nữ công nhân, lao động tham dự, đạt 104% mục tiêu của Đề án. Năm 2020 - 2021 phối hợp Đài tiếng nói nhân dân thành phố (VOH) tổ chức 85 kỳ phát sóng chuyên mục “Nhịp sống nữ công nhân”[53], góp phần đưa Đề án tiếp cận nhiều hơn, gần hơn với nữ công nhân lao động trên địa bàn thành phố.
- Xây dựng được 779 tuyến đường, hẻm đạt tiêu chí “Sạch ngõ” trong thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và tiêu chí tuyến đường “Văn minh - Mỹ quan đô thị”/ chỉ tiêu 300, đạt 260% chỉ tiêu.
- Phối hợp hỗ trợ thành lập được 8 hợp tác xã/chỉ tiêu 5 hợp tác xã, đạt 160% chỉ tiêu.
- Công trình Xây dựng mới Nhà Văn hóa Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh - Cơ sở 1 (188 - 192 - 194 Lý Chính Thắng, Phường 9, Quận 3): do có thay đổi về hình thức đầu tư xây dựng nên công trình có thay đổi về tiến độ thời gian.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ Thành phố lần thứ X, nhiệm kỳ 2016 - 2021 vẫn còn một số hạn chế, khó khăn nhất định:
Công tác nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ cũng như việc dự báo tình hình hội viên, phụ nữ tại một số cơ sở Hội có lúc chưa kịp thời nên việc xử lý những vấn đề phát sinh còn chậm. Công tác giám sát, phản biện xã hội, tham mưu đề xuất chính sách ở một số cơ sở Hội còn lúng túng, hạn chế việc phản biện xã hội.
Việc triển khai thực hiệc các chương trình, đề án về an toàn cho phụ nữ trẻ em có nơi thực hiện còn rập khuôn, hình thức, dàn trãi, hiệu quả chưa rõ nét. Công tác tuyên truyền vận động hội viên, phụ nữ tham gia thực hiện bảo vệ môi trường được thực hiện thường xuyên nhưng từng lúc, từng nơi một số đơn vị chưa phát huy được vai trò nòng cốt nên các công trình thực hiện bảo vệ môi trường có xây dựng nhưng thiếu tính bền vững.
Công tác vận động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế chưa bắt nhịp với những thách thức mới nảy sinh, tính liên kết các sản phẩm vùng miền còn ít. Việc hỗ trợ phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp còn gặp nhiều khó khăn nhất là khi bị ảnh hưởng của dịch Covid -19. Các doanh nghiệp nữ quy mô nhỏ, sức cạnh tranh thấp, chưa có nhiều sản phẩm hàng hóa có thương hiệu, thiếu liên doanh, liên kết, kiến thức, tư duy hội nhập còn hạn chế.
Mặc dù trong nhiệm kỳ đã đề ra khâu đột phá và có nhiều giải pháp, hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện thực hiện, tuy nhiên hoạt động Hội một số nơi, nhất là ở cấp cơ sở thiếu chiều sâu; kỹ năng điều hành sinh hoạt, tổ chức các hoạt động Hội tại cơ sở có nơi còn hạn chế, tỷ lệ thu hút hội viên tham gia sinh hoạt chưa tương xứng.
Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện ở một số địa phương có lúc còn hành chính, định hướng lãnh đạo, phương pháp vận động phụ nữ thiếu cụ thể, chưa theo kịp tình hình, yêu cầu của thực tiễn công tác Hội và phong trào phụ nữ. Nhiều hoạt động của Hội còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm trong khi nguồn lực còn hạn chế nên kết quả chưa rõ nét. Còn 01 chỉ tiêu nhiệm kỳ chưa đạt liên quan đến chuẩn chức danh cán bộ Hội, do cán bộ Hội quận, huyện, cơ sở được luân chuyển, bổ nhiệm chưa qua đào tạo lớp bồi dưỡng nghiệp vụ phụ vận.
- Nguyên nhân chủ quan
Đội ngũ chi hội trưởng, tổ trưởng phụ nữ đa phần lớn tuổi nên có hạn chế về kỹ năng, đổi mới phương thức sinh hoạt tại chi, tổ Hội. Một số cán bộ Hội các cấp chưa nắm bắt kịp thời nhu cầu của phụ nữ và sự phát triển của xã hội; còn thiếu kỹ năng, kinh nghiệm trong công tác tham mưu, phát hiện vấn đề, công tác dự báo, kỹ năng tập hợp, vận động phụ nữ.
Việc điều hành chỉ đạo hoạt động Hội vẫn còn mâu thuẫn giữa việc chọn nội dung trọng tâm, trọng điểm để thực hiện với việc mong muốn thể hiện vai trò của tổ chức Hội trên các lĩnh vực, nên đôi lúc còn dàn trải, chưa sâu về cơ sở.
Đội ngũ cán bộ Hội có nhiều biến động. Một số cán bộ Hội cơ sở kiêm nhiệm nhiều công việc, thiếu thời gian dành cho công tác Hội. Nguồn lực, kinh phí hoạt động của các cấp Hội nhất là cấp cơ sở còn khó khăn
Nhiều vấn đề mới phát sinh như ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự bùng nổ thông tin tác động trực tiếp đến đời sống, tư tưởng của hội viên phụ nữ, ảnh hưởng trực tiếp từng gia đình, phụ nữ, trẻ em.
Việc thực hiện chủ trương sáp nhập, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ cơ sở theo Nghị định 34 của Chính phủ đã ảnh hưởng đến tư tưởng, tâm tư, tình cảm, an tâm công tác của đội ngũ cán bộ Hội, nhất là Phó chủ tịch Hội LHPN cơ sở
2. Phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2021 - 2026 |
2.1. Mục tiêu:
Phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Phụ nữ Thành phố, nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức Hội, huy động hiệu quả mọi nguồn lực xã hội và vận dụng thời cơ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để triển khai thực hiện phong trào phụ nữ và hoạt động Hội, tất cả vì sự phát triển của phụ nữ, vì hạnh phúc của Nhân dân, góp phần cùng Đảng bộ và nhân dân thành phố phấn đấu đến năm 2025 Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh, thành phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
2.2. Các chỉ tiêu:
1. Hàng năm, mỗi cơ sở Hội có ít nhất 01 loại hình hoạt động để vận động phụ nữ rèn luyện sức khỏe, phẩm chất đạo đức, kiến thức, kỹ năng.
2. 100% cơ sở Hội xây dựng Tổ Dư luận xã hội tại cơ sở nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác nắm tình hình, dư luận xã hội trong hội viên, phụ nữ.
3. Trong nhiệm kỳ, phấn đấu có 50.000 nam, nữ trong độ tuổi kết hôn tham gia các lớp tìm hiểu kiến thức tiền hôn nhân trên Hệ thống đào tạo trực tuyến của Hội LHPN Thành phố.
4. Hàng năm, vận động, giúp đỡ 3.200 hộ gia đình đạt tiêu chí “Gia đình 5 không, 3 sạch” bền vững; mỗi cơ sở Hội đăng ký và thực hiện 01 công trình/phần việc góp phần xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh. Trong nhiệm kỳ xây dựng ít nhất 50 mái ấm tình thương tại các địa phương khó khăn có nhu cầu.
5. Hàng năm mỗi cơ sở Hội giúp ít nhất 10 hộ nghèo, cận nghèo do phụ nữ làm chủ thoát nghèo, ra khỏi diện cận nghèo, phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ giúp được 15.000 hộ nghèo, cận nghèo do phụ nữ làm chủ thoát nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo Thành phố.
6. Hàng năm, đào tạo, hỗ trợ nâng cao năng lực cho 300 nữ là chủ doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã, chủ hộ kinh doanh. Đến cuối nhiệm kỳ, vận động, hỗ trợ thành lập mới 200 doanh nghiệp và hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý.
7. Đến cuối nhiệm kỳ, 100 % phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân của bạo lực gia đình được phát hiện, được các cấp Hội hỗ trợ tiếp cận ít nhất một dịch vụ trợ giúp xã hội.
8. Hàng năm, từng cấp Hội chủ trì, phối hợp giám sát ít nhất 02 chính sách và góp ý phản biện xã hội ít nhất 01 dự thảo văn bản của cấp ủy, chính quyền. Đến cuối nhiệm kỳ, Hội LHPN Thành phố tham mưu đề xuất được 02 chính sách/chương trình/đề án liên quan đến phụ nữ và trẻ em.
9. Đến cuối nhiệm kỳ tăng 60.000 hội viên trên địa bàn dân cư; mỗi cơ sở Hội có giải pháp hiệu quả duy trì, nâng chất ít nhất 01 mô hình tập hợp phụ nữ đặc thù, khó tập hợp ở địa phương.
10. Hàng năm, ít nhất 70% chi hội trưởng được nâng cao kiến thức, kỹ năng công tác Hội; cuối nhiệm kỳ 100% cán bộ Hội chuyên trách các cấp sử dụng thành thạo các phần mềm cơ bản trong công tác Hội.
11. Hàng năm phấn đấu giới thiệu tăng từ 10% trở lên hội viên ưu tú cho Đảng, trong đó phấn đấu có 20% hội viên ưu tú trở lên được kết nạp Đảng.
2.3. Phong trào thi đua, cuộc vận động, khâu đột phá, công trình trọng điểm
2.3.1. Phong trào thi đua:
"Xây dựng người phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh đoàn kết, nhân văn, năng động, sáng tạo, khát vọng vươn lên, gia đình hạnh phúc".
2.3.2. Cuộc vận động:
“Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
2.3.3. Khâu đột phá:
- Hỗ trợ phụ nữ tham gia tiếp cận chuyển đổi số vì sự phát triển bền vững.
- Xây dựng chi, tổ Hội vững mạnh; tổ chức Hội hoạt động hiệu quả.
2.3.4. Công trình trọng điểm:
1. Xây dựng cổng thông tin điện tử Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Xây dựng, thực hiện Đe án hỗ trợ vốn cho phụ nữ khởi nghiệp, sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế giai đoạn 2021 - 2026.
3. Thực hiện Chương trình “Vòng tay yêu thương” hỗ trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em mồ côi do Covid-19.
4. Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Vai trò của phụ nữ thành phố góp phần giữ gìn, vun đắp giả trị văn hóa truyền thống và xây dựng gia đình hạnh phúc ở Thành phổ Hồ Chí Minh
5. Tiếp tục xây dựng mới Nhà Văn hóa Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh - Cơ sở 1 (188 - 192 - 194 Lý Chính Thắng, Phường 9, Quận 3).
2.4. Nhiệm vụ, giải pháp
2.4.1. Nhiệm vụ 1: Hỗ trợ phụ nữ phát triển, hội nhập và vun đắp giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam
Xây dựng người phụ nữ Thành phố năng động, sáng tạo, khát vọng vươn lên, đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới:
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục truyền thống, khơi dậy tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, truyền thống anh hùng của phụ nữ Sài Gòn - Gia Định. Vận động phụ nữ rèn luyện phẩm chất đạo đức “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” gắn với học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chủ động học tập, nâng cao năng lực, trình độ, ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm công dân, xây dựng gia đình hạnh phúc.
Phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ lãnh đạo, quản lý, trí thức, doanh nhân, phụ nữ tiêu biểu trên các lĩnh vực… Kết nối, thúc đẩy hiện thực hóa các ý tưởng sáng tạo của phụ nữ; phát hiện, bồi dưỡng, tôn vinh tài năng nữ.
Đổi mới các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các hình thức tuyên truyền mang tính tương tác trực tiếp, dễ tiếp cận; đa dạng hóa các sản phẩm tuyên truyền. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền; sử dụng hiệu quả trang thông tin điện tử, các kênh thông tin tuyên truyền của Hội LHPN thành phố (fanpage, youtube, website, cuốn thông tin Gia đình và Đời sống), Báo Phụ nữ thành phố, trang mạng xã hội của các cấp Hội để làm thông tin nguồn cho các cấp Hội và hội viên, phụ nữ.
Đẩy mạnh truyền thông, quảng bá phong trào phụ nữ, hoạt động Hội và tổ chức Hội; phát huy vai trò từng cán bộ, hội viên, phụ nữ trong công tác tuyên truyền “Mỗi cán bộ Hội là một đại sứ, mỗi hội viên là một tuyên truyền viên về tổ chức Hội”. Hàng năm, các cơ sở Hội chọn nội dung đăng ký tổ chức ít nhất 02 hoạt động tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ; chọn 01 hành động cụ thể, vận động chị em thực hiện tạo chuyển biến trong rèn luyện phẩm chất đạo đức tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang gắn với nhiệm vụ xây dựng người phụ nữ phát triển toàn diện, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Tăng cường công tác theo dõi, nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội cùng với công tác tuyên truyền, định hướng tư tưởng trong cán bộ, hội viên, phụ nữ. Củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội, lực lượng nòng cốt, các nhóm trên mạng internet; tuyên truyền, lan tỏa thông tin tích cực, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên internet và mạng xã hội.
Giáo dục kiến thức, kỹ năng, vun đắp giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam; xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em:
Tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Đẩy mạnh tuyên truyền vận động thực hiện các chương trình đảm bảo vệ sinh môi trường, phát triển mảng xanh đô thị, năng lượng xanh, giao thông xanh, thành phố xanh. Tuyên truyền nâng cao nhận thức và kỹ năng cho phụ nữ thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường. Phát huy vai trò của tổ chức Hội trong công tác phối hợp thực hiện cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước” và “Phong trào chống rác thải nhựa”.
Tham gia thực hiện Đề án “Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá gia đình hạnh phúc ở Thành phố Hồ Chí Minh” và đẩy mạnh tuyên truyền Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, các giải pháp hỗ trợ hội viên, phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc. Tuyên truyền, giáo dục về công tác và sức khỏe sinh sản theo chính sách dân số và phát triển; các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giáo dục đời sống gia đình
Duy trì hiệu quả hoạt động Tổ trợ giúp pháp lý, Tổ tư vấn cộng đồng, công tác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em. Nâng cao hiệu quả công tác giải quyết đơn thư, kịp thời nắm bắt và giải quyết các vấn đề bức xúc, các vụ việc liên quan đến phụ nữ, trẻ em.
Tiếp tục tham gia phối hợp thực hiện có chất lượng Đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025” và Đề án 938 của Chính phủ về “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017- 2027”.
Duy trì các mô hình khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập tại cộng đồng; vận động hội viên, phụ nữ tham gia phong trào đọc sách, báo. Tuyên truyền, vận động và hướng dẫn phụ nữ biết cách sử dụng công nghệ thông minh để tiếp cận thông tin và kiến thức bổ ích, hướng đến tiếp cận các dịch vụ công trên nền tảng số nhằm bắt kịp xu hướng phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh – đô thị thông minh.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình Vòng tay yêu thương, hỗ trợ chăm sóc, đỡ đầu trẻ mồ côi, khó khăn. Kết nối, tư vấn, hỗ trợ giải quyết khó khăn của nhóm phụ nữ yếu thế. Phấn đấu ít nhất 80% phụ nữ khuyết tật được các cấp Hội hỗ trợ bằng các hình thức khác nhau. Huy động nguồn lực hỗ trợ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ.
Tích cực tham gia công tác hậu phương quân đội, tri ân, giúp đỡ các gia đình chính sách ở địa phương, động viên các gia đình có con em đang làm nhiệm vụ tại biên giới, hải đảo...; tích cực hưởng ứng, tham gia Cuộc vận động “Vì biển đảo quê hương, vì tuyến đầu Tổ quốc”, Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2021 – 2025.
Nâng cao năng lực phát triển kinh tế cho phụ nữ.
Nâng cao hiệu quả triển khai đề án Hỗ trợ Phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025 (Đề án 939), khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp do nữ làm chủ được phát triển mạnh mẽ; quan tâm thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, xây dựng các hợp tác xã, tổ hợp tác. Phấn đấu vận động, hỗ trợ thành lập mới 200 doanh nghiệp và hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý. Nâng cao hoạt động Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ phát triển kinh tế (CWED), nguồn vốn tín dụng tiết kiệm, tiết kiệm tại chi, tổ Hội và nguồn vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Phấn đấu đến cuối năm 2025 giúp được 15.000 hộ nghèo, cận nghèo do phụ nữ làm chủ thoát nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo Thành phố.
Tăng cường các hoạt động phối hợp, mở rộng liên kết ngành nghề, dạy nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm. Tập trung hỗ trợ phụ nữ các khu đô thị hóa, các khu vực chuyển đổi, cơ cấu lại nghề nghiệp, nhóm lao động nhập cư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, các chợ trên địa bàn thành phố.
Phát huy vai trò, thế mạnh và tăng cường phối hợp giữa các Hiệp hội, Hội thành viên, câu lạc bộ Nữ Doanh nhân thành phố/ quận/ huyện với tổ chức Hội các cấp trong hoạt động phát triển kinh tế, khởi nghiệp. Chủ động kết nối, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm qua các kênh phù hợp với nhu cầu thị trường.
2.4.2. Nhiệm vụ 2: Tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới
Tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:
Tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI trong cán bộ, hội viên phụ nữ thành phố, nhất là các mục tiêu, nhiệm vụ liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới.
Tiếp tục tổ chức Ngày Phụ nữ Pháp luật ở các cấp Hội. Đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng phụ nữ. Tham mưu tổ chức đối thoại với phụ nữ các giới theo Quyết định số 935-QĐ/TU[54]. Tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 218-QĐ/TW[55].
Nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội, đề xuất chính sách liên quan đến phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới:
Triển khai và ứng dụng kết quả nghiên cứu đề tài “Công tác giám sát của các cấp Hội LHPN Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp”, “Công tác phòng, chống xâm hại trẻ em của các cấp Hội LHPN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp” vào thực tiễn công tác Hội; tham gia có hiệu quả Đề án “Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố và nhân dân giám sát hoạt động của Đảng và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh”.
Hội LHPN Thành phố và các cấp Hội chủ trì, phối hợp, tham gia giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật liên quan đến phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới; chủ động tổ chức phản biện xã hội, góp ý ít nhất 02 dự thảo chính sách liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, phụ nữ/nhiệm kỳ.
Nâng cao hiệu quả thực chất hoạt động góp ý kiến, phản biện xã hội. Đẩy mạnh tính chủ động, thống nhất, phối hợp hành động để thực hiện tốt vai trò đại diện của tổ chức Hội trong tham gia giám sát chính sách, pháp luật liên quan đến phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới. Nâng cao năng lực, kỹ năng và bản lĩnh của cán bộ Hội trong thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội.
Thực hành dân chủ cơ sở, thực hiện hiệu quả chức năng đại diện của tổ chức Hội:
Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát huy quyền làm chủ, thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Vận động phụ nữ chủ động tham gia hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương; tham gia có trách nhiệm các hoạt động đối thoại, giám sát, phản biện xã hội, góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Tăng cường tiếp cận nhiều kênh thông tin để thực hiện công tác giám sát như: Báo Phụ nữ Thành phố, cộng tác viên dư luận xã hội, cán bộ, hội viên phụ nữ, qua đơn thư khiếu nại, tố cáo,…để kịp thời thực hiện công tác giám sát phát hiện vấn đề.
Tăng cường phối hợp củng cố hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý. Tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng Tổ tư vấn cộng đồng theo phương pháp vãng gia - tư vấn - kết nối - vãng gia.
Vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới:
Tiếp tục tham mưu thực hiện công tác cán bộ nữ theo tinh thần Nghị quyết số 11 NQ/TW[56] và Chương trình hành động số 31-CTr/TU[57]; thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Ban Bí thư và Thông tri số 23-TT/TU ngày 07/8/2018 của Thành ủy[58]. Chủ động phát hiện và giới thiệu nguồn cán bộ nữ các cấp. Tham mưu, đề xuất với cấp ủy về đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng nguồn nhân lực nữ, cán bộ Hội và phát hiện, giới thiệu phụ nữ ưu tú để Đảng bồi dưỡng, xem xét, kết nạp. Phát huy vai trò thành viên Ban Vì sự tiến bộ Phụ nữ và bình đẳng giới các cấp trong việc thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới.
Phát huy vai trò đại diện của tổ chức Hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ. Phát huy vai trò làm chủ của hội viên, phụ nữ; tuyên truyền để phụ nữ hiểu được quyền, trách nhiệm và tích cực tham gia giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
2.4.3. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả
Phát triển mạng lưới, thu hút hội viên, thành viên; Phát huy vai trò làm chủ, thực hành dân chủ của hội viên, phụ nữ:
Mở rộng các loại hình tập hợp, đa dạng nội dung hoạt động Hội đáp ứng nhu cầu của phụ nữ trên địa bàn thành phố nhằm thu hút đông đảo các tầng lớp phụ nữ tự nguyện tham gia tổ chức Hội. Tiếp tục quan tâm tăng cường quyền lợi của hội viên khi tham gia tổ chức Hội.
Tạo điều kiện để phụ nữ thực hành dân chủ thực chất; thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa hội viên, phụ nữ với Đảng, chính quyền. Tham vấn ý kiến hội viên, phụ nữ trong quá trình xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án liên quan đến hội viên, phụ nữ. Chủ động trong góp ý các chính sách, chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố và giám sát, phản biện những vấn đề xã hội quan tâm.
Thường xuyên rà soát, củng cố, nâng cao chất lượng hội viên nòng cốt. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các sở, ban, ngành chức năng trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Thành phố; phát huy sức mạnh của các tầng lớp phụ nữ và nhân dân trong thực hiện các phong trào thi đua; thực hiện bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ. Tiếp tục phát huy vai trò các tổ chức thành viên[59] tích cực tham gia các phong trào, hoạt động của Hội.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, kiện toàn bộ máy, tổ chức Hội các cấp:
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW[60]; Nghị quyết số 19-NQ/TW[61]. Củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức, nhân sự ở cơ quan chuyên trách Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, các đơn vị có sự sắp xếp, chia tách địa giới hành chính trên địa bàn Thành phố.
Nâng cao năng lực và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ Hội, xây dựng đội ngũ cán bộ Hội đáp ứng tiêu chuẩn cán bộ, yêu cầu công tác phụ nữ và là hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới. Phát huy vai trò, sự tham gia hiệu quả của các ủy viên Ban Chấp hành Hội LHPN các cấp, nhất là ủy viên thuộc thành phần cơ cấu ngành và phụ nữ tiêu biểu các giới, đóng góp tích cực cho sự phát triển của tổ chức Hội.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội LHPN các cấp và Chi hội trưởng Phụ nữ giai đoạn 2019 - 2025 (Đề án 1893). Tham gia thực hiện Đề án số 04 – ĐA/TU[62]. Tăng cường hỗ trợ hoạt động Hội cơ sở, đổi mới và nâng chất hoạt động chi, tổ Hội, chất lượng hội viên; Duy trì và nâng chất mô hình “Chi Hội chủ động thực hiện 5 không, 3 sạch, xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh”.
Đề xuất với Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố các chính sách cụ thể để chăm lo cho đội ngũ cán bộ Hội cơ sở, nhất là cán bộ Hội không chuyên trách, Chi hội trưởng Phụ nữ; đề xuất các giải pháp khuyến khích, tạo động lực để cán bộ Hội học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Xây dựng văn hóa tổ chức, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành bộ máy cơ quan chuyên trách và hệ thống Hội, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn:
Triển khai đồng bộ, nhất quán bộ nhận diện Hội LHPN Việt Nam trong hệ thống Hội; lan tỏa các giá trị cốt lõi của tổ chức Hội là đoàn kết, nhân văn, sáng tạo, khát vọng, phát triển. Đẩy mạnh truyền thông, quảng bá về tổ chức và hình ảnh người cán bộ Hội trong thời kỳ hội nhập.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và thi hành kỷ luật trong hệ thống Hội theo đúng quy định. Định hướng hoạt động Hội và phong trào Phụ nữ đảm bảo lãnh đạo thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ. Đánh giá, tổng kết các mô hình hoạt động của Hội tại cơ sở để bổ sung, phát triển, hoàn thiện, định hướng nhân rộng các mô hình hiệu quả. Triển khai thực hiện bộ tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động Hội gắn với thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thành phố. Cải tiến mạnh mẽ công tác thi đua, khen thưởng; nâng tầm giải thưởng Nguyễn Thị Định.
Nâng cao vị thế, mở rộng ảnh hưởng của tổ chức Hội trong quan hệ đối ngoại nhân dân tăng cường hoạt động liên kết, vận động khai thác nguồn lực:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối ngoại nhân dân, tăng cường quảng bá hình ảnh của Việt Nam, phong trào phụ nữ và hoạt động Hội. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-BCH[63]. Thực hiện chương trình hành động chiến lược; phối hợp truyền thông trên cơ sở nền tảng công nghệ số, tạo cơ hội tiếp cận thông tin cho hội viên, phụ nữ trong, ngoài nước; Nghiên cứu chương trình phối hợp, hợp tác với Hội LHPN Thủ đô Viêng - Chăn và Tỉnh Champasak - Lào về hỗ trợ phát triển phong trào Phụ nữ giai đoạn 2021 - 2026.
Tăng cường hợp tác, phối hợp với phụ nữ các nước láng giềng, thực hiện tốt chương trình đồng hành cùng phụ nữ biên cương nhằm góp phần xây dựng đường biên hòa bình, hữu nghị, phát triển, vì sự tiến bộ của phụ nữ. Phối hợp thực hiện Đề án số 01/ĐA-MTTQ-BBT của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố về tổ chức Chương trình “Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHỤ NỮ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2021 - 2026 |
I. Trước và trong Đại hội
1. Một số hoạt động tuyên truyền bằng hình thức cuộc thi chào mừng Đại hội:
- Cuộc thi thiết kế Biểu trưng tuyên truyền Đại hội đại biểu Phụ nữ Thành phố lần thứ XI: Sản phẩm đạt giải nhất đã được sử dụng cho các hoạt động tuyên truyền Đại hội.
- Cuộc thi tìm hiểu các nhiệm kỳ Đại hội đại biểu Phụ nữ Thành phố: Đã được tổ chức trên Trang tin điện tử Hội LHPN Thành phố vào tháng 5,6,7/2021.
- Cuộc thi ảnh “Tự hào Phụ nữ Việt Nam”: Đã được tổ chức trên Fanpage Hội LHPN Thành phố vào tháng 3/2021.
2. Chương trình Triển lãm chào mừng Đại hội:
- Triển lãm “Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh – Khát vọng vươn cao”:
- Thời gian: dự kiến ngày 20/12/2021
- Địa điểm: Sảnh trước Hội trường Thành phố, số 111 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3.
- Triển lãm “Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh – Hội nhập cùng Phát triển”:
- Thời gian: dự kiến từ 10/12/2021 – 21/12/2021
Thời gian khai mạc triển lãm: dự kiến 8g00 ngày 10/12/2021
- Địa điểm: tại tuyến đường Nguyễn Huệ – Quận 1 (từ Ngô Đức Kế đến Tôn Đức Thắng)
3. Thực hiện Kỷ yếu chào mừng Đại hội “Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh tự hào tiến bước”:
- Sản phẩm in màu, khổ 23cm x 25cm.
- Số lượng trang: 140 trang.
- Số lượng phát hành: 600 cuốn
- Nội dung: gồm 40 bài viết nhận định về những điểm nổi bật của phong trào phụ nữ, hoạt động Hội; giới thiệu một số mô hình, cách làm hiệu quả của các cấp Hội trong nhiệm kỳ 2016 – 2021.
4. Chương trình dâng hoa Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh:
- Thời gian: dự kiến 7g30 ngày 10/12/2021
- Địa điểm: Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh – Đường Nguyễn Huệ, Quận 1.
5. Hoạt động thăm, tri ân Lãnh đạo Ban Phụ vận Sài Gòn – Gia Định và Lãnh đạo Hội LHPN Việt Nam:
- Thời gian: dự kiến 9g00 ngày 10/12/2021
- Địa điểm:
+ Đến thăm Bà Ngô Thị Huệ - Nguyên Trưởng Ban Phụ vận Sài Gòn – Gia Định – Quận 3
+ Dâng hương, tri ân Bà Nguyễn Thị Định – AHLLVTND, Nguyên Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam
+ Dâng hương, tri ân Bà Nguyễn Thị Thập - Nguyên Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam
6. Phối hợp Đài Truyền hình Thành phố:
- Thực hiện 01 phóng sự trình chiếu tại Đại hội; 03 phim phóng sự chuyên đề tuyên truyền trên kênh HTV;
- Thực hiện trailer tuyên truyền Đại hội;
- Truyền hình trực tiếp phiên khai mạc.
7. Phối hợp với Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố:
- Thực hiện 03 phóng sự chuyên đề tuyên truyền trên kênh VOH;
- Thực hiện chuyên mục “Hướng đến Đại hội đại biểu Phụ nữ Thành phố lần thứ XI”: Chuyên mục đã được phát sóng số đầu tiên vào 28/10/2021 trên VOH (AM 610Khz) lúc 10h30 – 10h45 thứ tư hàng tuần; phát lại lúc 10h45 – 11h chủ nhật hàng tuần;
- Tổ chức tọa đàm về vai trò của tổ chức Hội trong tham gia thực hiện hiệu quả công tác cán bộ nữ của Thành phố, phát sóng trên kênh VOH;
- Tổ chức truyền thanh trực tiếp phiên khai mạc Đại hội.
8. Các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện báo chí:
- Trước Đại hội: Hội LHPN Thành phố đã nhận được sự quan tâm của các cơ quan báo chí trung ương và thành phố, đưa nhiều tin, bài tuyên truyền về Đại hội: các hoạt động hội nghị, tọa đàm, hội thảo đóng góp ý kiến của các cấp Hội và các tầng lớp phụ nữ vào dự thảo văn kiện Đại hội Phụ nữ các cấp và Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, Điều lệ Hội LHPN Việt Nam sửa đổi; tâm tư, nguyện vọng chính đáng, những vấn đề quan tâm của cán bộ, hội viên, phụ nữ và tình cảm của cán bộ, hội viên, phụ nữ Thành phố hướng về Đại hội; các phong trào thi đua, công trình, hoạt động thiết thực chào mừng Đại hội; giới thiệu những điển hình phụ nữ trên các lĩnh vực, những mô hình, cách làm hay của các cấp Hội; công tác tổ chức và kết quả Đại hội đại biểu Phụ nữ cấp cơ sở, quận, huyện nhiệm kỳ 2021 – 2026,…
- Trong Đại hội: Đề xuất các cơ quan báo chí quan tâm tuyên truyền nội dung về diễn biến và kết quả Đại hội đại biểu Phụ nữ Thành phố lần thứ XI, nhiệm kỳ 2021 – 2026.
II. Sau Đại hội:
- Thông báo nhanh kết quả Đại hội đại biểu Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 trên trang tin điện tử và fanpage của Hội LHPN Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Phụ nữ Thành phố và trang phunuonline; kịp thời cung cấp thông tin kết quả Đại hội cho báo chí và báo cáo viên các cấp.
- Đề xuất các cơ quan báo chí quan tâm tuyên truyền nội dung về các hoạt động chào mừng thành công Đại hội; công tác tổ chức học tập, quán triệt, triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ Thành phố lần thứ XI, nhiệm kỳ 2021 – 2026./.
[1] Năm 2016: 4.902 chị (tỷ lệ 46,54%); Năm 2017: 4.562 chị (tỷ lệ 46,38%); Năm 2018: 4.395 chị (tỷ lệ 47,91%); Năm 2019: 4.106 chị (tỷ lệ 47,83%); Năm 2020: 3.352 chị (tỷ lệ 48,65%).
[2] Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 (Trang 96).
[3] Điển hình: “Đánh giá tác động xã hội của các đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải” của PGS.TS. Phạm Nguyễn Kim Tuyến ; “Vai trò của nữ trí thức Thành phố Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế” của PGS.TS. Trương Thị Hiền; “Nghiên cứu mức độ ô nhiễm bùn thải từ nạo vét sông, kênh rạch của TP.HCM và xây dựng sổ tay hướng dẫn về xử lý, sử dụng bùn thải từ quá trình nạo vét sông, kênh rạch” của TS. Huỳnh Ngọc Phương Mai; “Nghiên cứu điều chế vật liệu nano mới đa chức năng làm xúc tác để nâng cao hiệu quả hoạt động của pin nhiên liệu DMFC” của PGS.TS. Hồ Thị Thanh Vân; “Xây dựng Chương trình dạy kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non có rối loạn phổ tự kỷ” của PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh;…
[4] Nổi bật có tập thể nữ cán bộ, viên chức Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Chợ Rẫy, TS.BS.TTUT. Hoàng Thị Diễm Tuyết - Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, Sở Y tế; Bà Hồ Phạm Thục Lan - Trưởng đơn vị chuyển hóa cơ xương - Trung tâm nghiên cứu Y sinh học Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
[5] tham gia đội dẫn đường với mô hình “Nữ Cảnh sát giao thông tuần tra dẫn đoàn và chỉ huy điều khiển giao thông
[7] Nổi bật có Vận động viên Châu Tuyết Vân thuộc đội tuyển Quyền Taekwondo Thành phố Hồ Chí Minh & Quốc gia thành tích 5 lần liên tiếp vô địch thế giới, 4 lần liên tiếp vô địch SEA Games từ năm 2013 – 2019, Vận động viên Huỳnh Như - Trung tâm Thể dục Thể thao Quận 1, Đội trưởng Đội tuyển bóng đá nữ Quốc gia thành tích 02 huy chương vàng SEA Games, 01 huy chương vàng Đông Nam Á;…
[8] Các loại tài liệu do Thành Hội in, phát hành định kỳ quý, năm hoặc theo đợt kỷ niệm lễ lớn: Tài liệu sinh hoạt chính trị, tư tưởng dành cho HVPN; Cuốn cẩm nang Kỹ năng hội nhập đô thị tuyên truyền trong công nhân lao động nhập cư; thông tin Gia đình - Đời sống; Tài liệu tuyên truyền CVĐ 5 không, 3 sạch; Hướng dẫn sinh hoạt hội viên,…
[9] Tính đến tháng 12 năm 2021 có hơn 55.000 người theo dõi trang fanpage, có hơn 10.000 người theo dõi kênh youtube, trung bình mỗi năm có hơn 1,1 triệu lượt người truy cập trang tin điện tử của Hội LHPN thành phố. Tổ chức cuộc thi trực tuyến “Phụ nữ thành phố tự hào tiến bước”, “Như là huyền thoại” trên website Hội LHPN thành phố, cuộc thi bình chọn “Ảnh đẹp Áo dài” trên Fanpage, cuộc thi “Gương sáng phụ nữ quanh tôi” trên Youtube của Hội, xây dựng Chuyên mục “Nhịp sống nữ công nhân”, phát sóng trên VOH…
[10] “Hành trình theo dấu chân Phụ nữ anh hùng” tại tỉnh Bến Tre; cuộc thi trực tuyến “Phụ nữ thành phố tự hào tiến bước”, “Hành trình về với địa chỉ đỏ”, triển lãm ảnh “90 năm – Những dấu ấn vàng son của Hội”...
[11] Thực hiện Đề án sắp xếp cơ quan báo chí của Trung ương, thành phố, đến tháng 02 năm 2021 Báo Phụ nữ thành phố đã chuyển cơ quan chủ quản là Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
[12] Hôn nhân – gia đình; Phòng, chống bạo lực gia đình; Phòng, chống xâm hại trẻ em, chăm sóc sức khỏe phụ nữ,…
[13] qua số điện thoại, đường dây nóng 18009069
[14] có 141 nhóm với 1.821 thành viên là giáo viên, bảo mẫu, cha mẹ, ông bàcó con, cháu đang học tại trường, nhóm, lớp trên địa bàn quận, huyện. Từ năm 2018 đến 10/2021 đã cung cấp 264 thông tin phản liên quan đến công tác tuyển sinh, quản lý thu chi, cách bảo vệ an toàn trẻ em trong học đường, an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ, tâm sinh lý trẻ...
[15] Từ năm 2017 đến tháng 10 năm 2020, đã có:1.363 /5.625 cặp đôi đã đăng ký kết hôn (24,2 %), 1.180/1.363 cặp đôi tham gia lớp tiền hôn nhân sống hạnh phúc (86,6 %) đối với cả 02 bạn cùng tham gia lớp tập huấn, 1.994 / 5.625 cặp đôi tham gia phong trào Hội (35,4 %), 1.996 là hội viên phụ nữ (35,5 %), 747 cặp đôi tham gia CLB xây dựng gia đình hạnh phúc (13,3 %).
[16] Hàng năm 100% chi hội đăng ký thực hiện. Tính đến năm 2020, có 1635/2030 chi hội đạt, tỷ lệ 80,54%, vượt so với kế hoạch đề ra 50% chi hội đạt trong năm 2020.
[17] CLB xây dựng gia đình hạnh phúc (1.999 CLB/ 77.778 thành viên), Góc tư vấn về giáo dục đời sống gia đình, giáo dục trước hôn nhân, tư vấn tiền hôn nhân, (211 điểm, 6.842 thành viên), Tư vấn, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới (2.026 mô hình/8.506 thành viên), Dịch vụ gia đình (136 mô hình/2.521 thành viên), CLB Gia đình phòng, chống tệ nạn xã hội (627 CLB/ 24.935 thành viên).
[18] Chương trình học bổng Nguyễn Thị Minh Khai, Ngày hội nữ công nhân, Ngày hội phụ nữ vì cộng đồng, Ngày hội thương nhân làm công tác xã hội từ thiện, Ngày hội vẻ đẹp vầng trăng khuyết, chương trình Đồng hành cùng phụ nữ biên cương, mô hình Trao yêu thương, hỗ trợ phương tiện sinh kế,…
[19] trong đó có 22 ý tưởng vào vòng sơ khảo, có 07 ý tưởng vào chung kết cấp vùng, 03 ý tưởng vào top 10 ý tưởng tiềm năng và 01 ý tưởng vào chung kết toàn quốc.
[20] Phối hợp Liên minh HTX thành phố tổ chức truyền thông về phát triển kinh tế tập thể, tạo điều kiện để cán bộ, hội viên phụ nữ tại các quận, huyện chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp vận động hỗ trợ thành lập tổ hợp tác - hợp tác xã, hướng dẫn thủ tục, giới thiệu nguồn vốn vay và hỗ trợ thành lập các HTX do nữ quản lý.
[21] TP: 58 lớp, 1.666 hoc viên; quận, huyện: 551 lớp, 16.124 học viên. So với đầu nhiệm kỳ, tăng 166 lớp.
[22] 74 cửa hàng Co.op Smile liên kết, 17 điểm bán thực phẩm, rau an toàn; hơn 300 điểm bán hàng bình ổn giá... So với đầu nhiệm kỳ, tăng 21 cửa hàng Co.op Smile.
[23] ngày 08/12/2009 của Bộ Chính trị khóa X
[24] Nhằm quản lý số hóa hồ sơ sổ sách các nhiệm vụ, cập nhật thông tin cán bộ Hội các cấp, hội viên phụ nữ trên địa bàn thành phố.
[25] Trao đổi văn bản hành chính góp phần tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí văn phòng phẩm cho cơ quan và các đơn vị trực thuộc và trong hệ thống Hội.
[26] Trong nhiệm kỳ 2016 – 2021, hệ thống đào tạo trực tuyến tiếp tục được nâng cấp với tổng mức đầu tư là 4.373.372.223 đồng; Tính đến nay hệ thống đã có tổng cộng 796 video clip theo 387 chuyên đề.
[27] Mạng xã hội Fanpage, Website, kênh Youtube với số lượng trên 2.000 tin bài, video clip được đăng tải mỗi năm.
[28] Cấp huyện: trình độ đại học trở lên đạt tỷ lệ 100%, cao cấp/cử nhân Chính trị đạt tỷ lệ 39,66%, trung cấp LLCT đạt tỷ lệ 57,47%, nghiệp vụ công tác Hội đạt tỷ lệ 93,68%; cấp xã: trình độ đại học trở lên đạt tỷ lệ 98,72%, cao cấp/cử nhân Chính trị đạt tỷ lệ 2,24%, trình độ trung cấp LLCT đạt tỷ lệ 95,85%, nghiệp vụ công tác Hội đạt tỷ lệ 78,27%.
[29] Được ban hành ngày 14/12/2012, phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội LHPN các cấp” giai đoạn 2013 - 2017.
[30] Được ban hành ngày 31/12/2018, phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và Chi hội trưởng Phụ nữ giai đoạn 2019 - 2025”.
[31] Từ năm 2016 đến năm 2021, đã phối hợp tổ chức 417 lớp với 349.863 cán bộ Hội các cấp tham dự; trong đó: có 10 lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác phụ nữ cho 600 cán bộ Hội cơ sở, 79 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho 8.737 cán bộ chi, tổ Hội, 311 lớp bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng trên hệ thống đào tạo trực tuyến với 339.650 cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia học. So với nhiệm kỳ trước tăng 372 lớp (826,67%).
[32] 53 chi hội trường mầm non.
[33] 159 CLB, tổ, nhóm Nữ chủ nhà trọ, 121 CLB, tổ, nhóm Nữ công nhân nhà trọ, 106 chi/ tổ Hội phụ nữ công nhân, lao động
[34] Hiện có 85 chi, tổ Hội chung cư.
[35] Năm 2016: tỷ lệ tập hợp 72,26% (934.725/1.293.522); năm 2021: tỷ lệ tập hợp 85,27% (1.531.668/1.796.319)
[36] ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII
[37] ngày 16/4/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy
[38] ngày 30/12/2019 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện.
[39] Công văn số 73 -CV/ĐĐ ngày 11 tháng 7 năm 2017của Đảng đoàn Hội LHPN TP; Tờ trình số 142-TTr/BCSĐ ngày 01/9/2017 của Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân Thành phố về chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ không chuyên trách ở phường – xã, thị trấn.
[40] Các dự thảo Luật; Đề án của Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QHXIV ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh,…
[41] Như: công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ Hội đạt chuẩn chức danh; cơ cấu tổ trưởng phụ nữ tham gia Ban điều hành Tổ dân phố, Tổ nhân dân; chế độ phụ cấp đối với Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường, xã, thị trấn; chế độ bồi dưỡng cán bộ chi, tổ Hội; sử dụng đội ngũ Tổ trưởng phụ nữ chưa tham gia Ban điều hành Tổ dân phố, Tổ nhân dân kiêm nhiệm cộng tác viên bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại địa phương; hỗ trợ kinh phí hoạt động của Tổ Tư vấn cộng đồng…
[42] Báo cáo số 4549/SNV-XDCQ ngày 07 tháng 11 năm 2019
[43] Từ năm 2017 đến 30/10/2020, các cấp Hội tiếp nhận 190 trường hợp phụ nữ, trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực gia đình, bị bỏ rơi, bị bóc lột. Kết quả có 80/190 vụ việc đã được thụ lý giải quyết, đưa ra xét xử, còn 110/190 vụ việc đang giải quyết.
[44] 5 năm qua, các cấp Hội đã tiếp nhận 1.254 đơn thư, trong đó, cấp thành phố: 106 đơn; quận/huyện 503 đơn; phường/xã/thị trấn: 645 đơn. Đã giải quyết: 751 đơn; chuyển 503 đơn thư cho các ngành chức năng giải quyết.
[45] Tổ chức đoàn giao lưu, thăm, chúc mừng Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào, trao tặng 18 bộ máy tính cho phụ nữ Thủ đô Viêng Chăn trị giá 250.000.000 đồng và tài trợ 200.000.000 đồng hỗ trợ học bổng, dạy nghề cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn 09 huyện của Thủ đô Viêng Chăn; phối hợp tổ chức 05 khóa đào tạo trang điểm; chải bới tóc; cắt may; nâng cao Vest Nam và Vest Nữ; trang trí và tạo mẫu móng và hỗ trợ dụng cụ học nghề cho 75 học viên tại Trung tâm dạy nghề huyện Hạt xai phong, với thời gian đào tạo 01 tháng/lớp, cấp giấy chứng nhận cho học viên sau khóa đào tạo, với tổng kinh phí thực hiện là 1,3 tỷ đồng.
[46] Phối hợp tổ chức khánh thành Nhà lưu trú Trung tâm dạy nghề Hội LHPN Tỉnh Champasak, nguồn kinh phí do Hội LHPN Thành phố Hồ Chí Minh vận động hội viên phụ nữ đóng góp với tổng kinh phí tài trợ là 500.000.000 đồng, tặng 50.000.000 đồng hỗ trợ cho Hội LHPN tỉnh Champasak mua dụng cụ học nghề cho học viên của Tỉnh. Đồng thời, tổ chức 02 khóa đào tạo: Khóa cắt may Veste Nam và Veste Nữ và Khóa cắt, uốn và nhuộm tóc, cho 30 học viên tại Trung tâm dạy nghề của Tỉnh Champasak. Nhân dịp này, Hội tặng 01 bộ máy tính và 01 bộ máy in cho Hội LHPN Tỉnh Champasak, mua đồ chơi cho các em trường mầm non của Tỉnh với tổng kinh phí là 847.655.500 đồng.
[47] Institut Européen de Cooperation et de Développement, quốc tịch Pháp.
[48] với 528 học viên, tham gia học tại 38 lớp chăm sóc mối quan hệ với khách hàng mới trong việc kinh doanh, đẩy mạnh việc chăm sóc khách hàng mới để trở thành khách hàng quen thuộc
[49] Như: Quận 9 vận động Hội Từ thiện Tzu Chi Đài Loan tại Việt Nam hỗ trợ học bổng và tổ chức Sài Gòn Children’Charity CIO (SCC) tặng học bổng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; Huyện Củ Chi vận động nhân viên Công ty TNHH Nike Việt Nam hỗ trợ cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vay vốn làm ăn buôn bán ổn định cuộc sống gia đình; Huyện Cần Giờ vận động tổ chức Sài Gòn Children’Charity hỗ trợ tặng suất học bổng và dụng cụ học tập, phương tiện đi học, khám chữa bệnh cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,… hỗ trợ, chăm lo cho 5.939 trường hợp phụ nữ và trẻ em trên địa bàn Thành phố, tổng kinh phí hơn 12 tỷ đồng.
[50] Đã xây dựng và sửa chữa 866/300 căn MATT, vượt 422%, trao 2.512/1.000 phương tiện sinh kế, vượt 251% , trao 46.072/30.000 suất học bổng Nguyễn Thị Minh Khai, vượt 153%.
[51] trồng 21.957 cây xanh đạt 220% chỉ tiêu nhiệm kỳ
[52] Tổ chức 108 lớp với 12.259 học viên (trong đó, 5.625 cặp đôi/ chỉ tiêu nhiệm kỳ 5.000 cặp đôi và 1.009 nam nữ, vượt 112,5%.
[53] Với các nội dung: “Lần đầu tôi kể”; chuyên đề làm mẹ đơn thân, tình yêu công nhân tuổi teen, nỗi niềm ở trọ, các kỹ năng tự vệ, an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, giao lưu với các chuyên gia, các nhân vật nổi tiếng…
[54] ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc ban hành Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, người đứng đầu chính quyền các cấp với nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
[55] ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền
[56] ngày 27 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trị
[57] ngày 13/3/2008 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 11 NQ/TW ngày 27 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
[58] về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới
[59] Hội Phụ nữ Từ thiện thành phố, Hội Nữ trí thức thành phố, Hội Nữ doanh nhân thành phố
[60] ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”
[61] ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”
[62] ngày 21/5/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về dân tộc – tôn giáo cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị Thành phố
[63] ngày 08/01/2021 của BCH Hội LHPN Việt Nam về hỗ trợ phụ nữ hội nhập quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn 2035
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ Nữ TP. HÒ CHÍ MINH